An toàn thông tin là một phân nhánh của lĩnh vực Công nghệ thông tin. Với ngành này, kỹ sư sẽ được cung cấp kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực an toàn mạng máy tính và truyền thông, đáp ứng được yêu cầu bảo mật của công nghệ mạng và truyền thông hiện đại.
Khoa Mạng máy tính và Truyền thông
Ngành An toàn thông tin đào tạo kỹ sư có khả năng bảo vệ an toàn thông tin số, các hệ thống thông tin và hệ thống mạng; phòng ngừa, phát hiện, và ngăn chặn kịp thời các hoạt động truy cập, sửa đổi, phát tán, phá hoại, và tấn công bất hợp pháp nhằm vào hệ thống thông tin của một tổ chức; đề xuất các giải pháp bảo mật/an toàn thông tin đồng thời triển khai giám sát, đánh giá, kiểm định an toàn thông tin; xử lý các sự cố liên quan đến bảo mật, an toàn thông tin hệ thống.
Sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, tri thức, kỹ năng cần thiết về bảo mật/an ninh dữ liệu, hệ thống thông tin, và mạng máy tính; kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật mật mã, an toàn hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, an toàn các ứng dụng web và Internet, an toàn trong giao dịch và thương mại điện tử, các kỹ thuật tấn công và xâm nhập mạng, mô hình bảo vệ và các kỹ thuật phòng thủ chống tấn công đột nhập; khả năng phân tích và phán đoán tình huống, có kỹ năng lập trình, sử dụng thành thạo các công cụ, giải pháp tiên tiến để đảm bảo an toàn thông tin; thực hành các tình huống thực tế cho việc phòng chống, phát hiện, ngăn chặn các cuộc tấn công hệ thống.
Khối kiến thức giáo dục đại cương và cơ sở ngành
Khối kiến thức giáo dục đại cương và cơ sở ngành
Khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành
Các xu hướng An toàn thông tin hiện nay
Trước xu thế hội nhập hiện nay, An toàn thông tin đang là ngành “hot” trên thị trường lao động. Hiện tại và trong tương lai, tất cả các giao dịch, hoạt động của Việt Nam cũng như thế giới đều diễn ra trên mạng, do đó yếu tố bảo mật thông tin là vô cùng quan trọng. Theo các chuyên gia nhận định, hiện An toàn thông tin đang có 5 xu hướng phát triển mạnh mẽ trong tương lai:
Xu hướng Internet of Things (IoT):
Internet of Things (IoT) hay còn gọi là Vạn vật kết nối, được cho rằng sẽ có tác động mạnh mẽ tới lĩnh vực An toàn thông tin. Dự đoán tới năm 2025, sẽ có khoảng 30 tỉ kết nối IoT, khoảng 4 thiết bị IoT/người. Xu hướng IoT có ảnh hưởng rất lớn đến An toàn thông tin trên toàn cầu và Việt Nam.
Xu hướng sử dụng điện toán đám mây:
Theo báo của Flexera về xu hướng sử dụng điện toán đám mây, chi phí đầu tư trong năm 2021 sẽ tăng 47% và triển khai ở tất cả lĩnh vực. Các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam bắt đầu chuyển dịch lên hạ tầng cloud, tiềm ẩn các nguy cơ cao về tấn công an minh mạng và bảo mật thông tin. Cloud-based security tiếp tục là mối quan tâm đối với các doanh nghiệp trong việc phòng ngừa và đảm bảo bảo mật an toàn thông tin trên cloud.
Nhu cầu làm việc từ xa tăng cao trong thời điểm Covid-19 kéo theo rất nhiều rủi ro về an ninh mạng. Xu hướng mới như Zero Trust thay cho các giải pháp VPN truyền thông đang được các công ty, doanh nghiệp quan tâm. Zero Trust được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2010 bởi John Kinderrvag, Forrester Research Analyst với nguyên lý cơ bản “Never trust, always verify”. Covid-19 đã đẩy nhanh quá trình ứng dụng Zero Trust trong bảo mật An toàn thông tin. Các giải pháp Zero Trust Network Access, Secure Access Service Edge (SASE) đang thu hút sự quan tâm trên toàn cầu.
Xu hướng sử dụng ứng dụng phát hiện bất thường:
Theo báo cáo Do AI and Machine Learning make a difference in cybersecurity của Webroot năm 2020, 96% người tham gia hiện sử dụng các sản phẩm Cybersecurity với AI Cybersecurity and Machine Learning. Đây là ứng dụng giúp phát hiện các hành vi bất thường, phát hiện sớm, đang được các công ty an ninh mạng áp dụng để nâng cao trong giải pháp An toàn thông tin.
Xu hướng hợp nhất và tích hợp sản phẩm:
Năm 2020, theo khảo sát CISO Effectiveness của Gartner, 78% CISOs có từ 16 công cụ an ninh mạng trở lên. Việc sử dụng nhiều hãng An toàn thông tin dẫn đến vận hành phức tạp và gia tăng nhu cầu nhân lực. Xu hướng hợp nhất và tích hợp sản phẩm An toàn thông tin được các hãng lớn quan tâm. Điều này xuất phát từ nhu cầu giảm chi phí, giảm thiểu rủi ro khi vận hành.
Ngành An toàn thông tin đào tạo gì?
An toàn thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ việc bảo vệ thông tin số và hệ thống thông tin chống lại các nguy cơ tự nhiên, hành động truy cập, sử dụng, phát tán, phá hoại, sửa đổi và phá hủy bất hợp pháp nhằm đảm bảo cho hệ thống thông tin thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một cách sẵn sàng, chính xác và tin cậy.
Chương trình đào tạo ngành An toàn thông tin trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng về mạng máy tính, hệ thống thông tin. Bên cạnh đó, sinh viên được trang bị kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật mật mã, an toàn hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, an toàn ứng dụng website và internet, an toàn trong giao dịch và thương mại điện tử, kỹ thuật tấn công và xâm nhập mạng, mô hình bảo vệ và các kỹ thuật phòng thủ chống tấn công đột nhập.
Tại sao nên lựa chọn ngành An toàn thông tin
Mức lương làm việc tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của nhân sự ngành An toàn thông tin có kinh nghiệm có thể lên tới hàng ngàn USD. Ví dụ, tại Công ty An ninh mạng Viettel, những ai có chuyên môn tốt có thể được nhận mức lương 35 - 69 triệu đồng/tháng (1.500 - 3.000 USD) hoặc cao hơn.
Một số vị trí phổ biến như Nhân viên quản trị mạng, mức thu nhập trung bình vào khoảng 8 - 15 triệu đồng/tháng. Nếu ai yêu thích trở thành Lập trình viên, mức lương trung bình vào khoảng 11 triệu đồng/tháng, có thể lên đến 40 triệu đồng/tháng. Còn với vị trí Bảo mật thông tin, mức lương trung bình mỗi tháng có thể nhận là 14 triệu đồng/tháng.
Nhìn chung, mức lương của ngành An toàn thông tin cao hơn so với nhiều ngành nghề khác. Tuy nhiên, còn tùy theo vị trí việc làm cũng như năng lực mà thu nhập được nhận tương xứng.
Đây là một ngành học khó, để có thể theo học tốt ngành An toàn thông tin và ra trường có việc làm với mức lương hấp dẫn như trên, bạn cần có đam mê mãnh liệt, sự thông minh và một số tố chất phù hợp. Rightpath.edu.vn sẽ giúp bạn khám phá xem bản thân mình có phù hợp với ngành này hay không thông qua Chương trình giáo dục hướng nghiệp hoàn toàn miễn phí, bạn đừng bỏ lỡ nhé!
Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu là nền tảng cơ sở hạ tầng cho các ngành khác vận hành và phát triển. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ mạng và Internet trong kỷ nguyên cách mạng công nghệ 4.0, các ứng dụng và dịch vụ mạng đã dần dần làm thay đổi trong mọi lĩnh vực hoạt động của cuộc sống ngày nay. Điều này thúc đẩy nhu cầu nhân lực về ngành mạng máy tính và truyền thông tại thời điểm hiện tại và tương lai là rất cần thiết và đóng vai trò rất quan trọng trong mọi lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, ….
Chương trình đào tạo cử nhân chính quy ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu được xây dựng nhằm mục tiêu cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng trong lĩnh vực chuyên môn, hiểu biết về ngành nghề được đào tạo, đủ khả năng để tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại để có thể tự nghiên cứu chuyên sâu, mở rộng kiến thức đáp ứng với nhu cầu phát triển không ngừng của xã hội.
Sinh viên tốt nghiệp được trang bị kiến thức một cách có hệ thống và hiện đại, phù hợp với các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới: - Kiến thức tổng hợp về toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ. - Kiến thức nền tảng chuyên ngành như: Mạng máy tính, điện toán đám mây, kỹ thuật truyền thông, bảo mật thông tin, thiết kế và quản trị mạng, mạng không dây, phân tích khắc phục sự cố mạng, lập trình mạng, truyền thông di động, truyền thông đa phương tiện, tính toán song song, lập trình phân tán, …. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.
- Khả năng áp dụng các kiến thức nền tảng và chuyên ngành để phân tích, thiết kế, triển khai, cài đặt và quản trị các hệ thống/dịch vụ mạng và truyền thông dữ liệu; - Tư duy logic tốt, có năng lực sáng tạo để giải quyết các bài toán ứng dụng cụ thể, có năng lực tự học để nắm bắt tri thức, công nghệ, kỹ năng mới trong phát triển các hệ thống/dịch vụ mạng và truyền thông dữ liệu; - Năng lực làm việc với các vị trí như: Thiết kế, triển khai, vận hành và quản trị mạng, quản trị hệ thống, giám sát an ninh mạng, chuyên gia an toàn, an ninh mạng, phát triển phần mềm trong các nhà cung cấp dịch vụ mạng và truyền thông, các công ty phát triển phần mềm và hệ thống hàng đầu trong và ngoài nước. - Khả năng làm việc thích nghi ở nhiều vị trí khác nhau trong các cơ quan, các tổ chức phát triển và ứng dụng CNTT. - Sinh viên được trang bị kiến thức nền tảng vững chắc và một số chuyên đề chuyên sâu trong ngành, vì vậy có nhiều thuận lợi trong việc học tiếp lên các bậc học cao hơn, và có thể trở thành nhà những nhà nghiên cứu, hoặc giáo viên tham gia giảng dạy các cơ sở giáo dục.
- Sinh viên được trang bị phẩm chất chính trị tốt, ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, có đạo đức nghề nghiệp về bảo vệ thông tin, bản quyền. - Tinh thần làm việc theo nhóm, rèn luyện thường xuyên tính kỷ luật và khả năng giao tiếp.
4. Cơ sở vật chất: Công tác đào tạo được tổ chức tại trụ sở chính của trường với các trang thiết bị đáp ứng phương pháp dạy học hiện đại.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt cuộc cách mạng công nghệ 4.0, là thời đại của Internet Of Thing (IOT), lĩnh vực mạng máy tính và truyền thông đang trở nên ngày càng "hot" và nhu cầu người học chọn ngành mạng máy tính và truyền thông cũng ngày càng tăng cao. Sinh viên tốt nghiệp ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu có triển vọng nghề nghiệp rộng lớn và hứa hẹn trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng. Dưới đây là một số triển vọng nghề nghiệp mà sinh viên tốt nghiệp có thể ứng tuyển:
- Kỹ sư mạng: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc như kỹ sư mạng, thiết kế, triển khai, và quản lý hạ tầng mạng cho doanh nghiệp hoặc tổ chức. Công việc này bao gồm thiết lập mạng, cấu hình thiết bị mạng, bảo trì và tối ưu hóa hệ thống mạng.
- Quản trị viên hệ thống: Có thể làm việc như quản trị viên hệ thống, đảm nhận trách nhiệm duy trì và vận hành hệ thống máy tính, bao gồm các máy chủ và thiết bị lưu trữ và phải đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và bảo mật thông tin.
- Chuyên gia bảo mật mạng: Với sự gia tăng của các mối đe dọa bảo mật trong mạng và dữ liệu, chuyên gia bảo mật mạng đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ hệ thống và dữ liệu của tổ chức. Họ cần phân tích các lỗ hổng bảo mật, triển khai các biện pháp bảo mật và giám sát sự kiện bảo mật trong mạng.
- Chuyên gia IoT (Internet of Things): Với sự phát triển của IoT, các thiết bị thông minh và kết nối đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống và công nghiệp. Chuyên gia IoT có nhiệm vụ thiết kế, triển khai và quản lý hệ thống IoT.
- Chuyên gia Cloud Computing: Doanh nghiệp ngày càng chuyển đổi sang mô hình đám mây để lưu trữ và quản lý dữ liệu. Chuyên gia Cloud Computing có nhiệm vụ thiết kế, triển khai và quản lý các dịch vụ đám mây.
- Nhà phát triển phần mềm hệ thống mạng: Sinh viên có khả năng lập trình có thể làm việc như nhà phát triển phần mềm hệ thống mạng, tập trung vào việc phát triển các ứng dụng và phần mềm liên quan đến mạng máy tính.
- Chuyên gia truyền thông và mạng không dây: Triển vọng nghề nghiệp trong lĩnh vực truyền thông và mạng không dây đang ngày càng tăng lên, đặc biệt với sự phổ biến của thiết bị di động và công nghệ không dây.
- Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp cũng có thể thích nghi làm việc ở nhiều vị trí khác nhau trong các cơ quan, các tổ chức phát triển và ứng dụng CNTT hoặc trở thành giáo viên có thể giảng dạy trong các cơ sở giáo dục.
Nhưng để thành công trong lĩnh vực này, sinh viên cần phải tiếp tục nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình thông qua việc học tập liên tục và cập nhật các xu hướng công nghệ mới nhất để thích nghi với thời đại.
6. Đội ngũ giảng viên: Giảng viên đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trở lên, có kinh nghiệm giảng dạy và chuyên môn cao
Việc đọc tài liệu và hướng dẫn bằng tiếng Anh trong lĩnh vực công nghệ thông tin là một nhu cầu cấp thiết, tiến tới việc hội nhập CNTT trong vùng và trên thế giới, đó là giảng và học các chuyên đề bằng tiếng Anh. Để đáp ứng nhu cầu đó, Nhà Xuất Bản Bách Khoa Hà Nội cho biên soạn cuốn sách này nhằm giúp học sinh, sinh viên phát triển những kiến thức cơ bản để giao tiếp bằng tiếng Anh trong ngành công nghệ thông tin. Sách có thể dùng trong các trường đại học, cao đẳng, và dạy nghề cho học sinh, sinh viên đã biết làm chủ những mẫu câu tiếng Anh thông dụng nhưng muốn mở rộng và nâng cao các kỹ năng ngôn ngữ trong môi trường công nghệ thông tin.
Sách cập nhật và bao gồm tất cả những khái niệm cơ bản trong ngành công nghệ thông tin nhằm giúp học sinh, sinh viên mới làm quen với chuyên ngành này tiếp thu những kiến thức hữu ích về môn học.
Với 7 bài bao gồm nhiều chủ đề về công nghệ thông tin, sử dụng các bài đọc và hình minh họa được trích từ sách, báo, các tạp chí chuyên ngành máy tính, Internet, trang Web, sách hướng dẫn và các mẩu tin quảng cáo nhằm giúp học viên thu nhận và phát triển những kỹ năng cần thiết để học môn Công nghệ Thông tin sau này.