Sau khi đã hoàn thành các thủ tục nhập học, bạn đã chính thức trở thành một tân sinh viên Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Bắt đầu trở thành một sinh viên UEH có nghĩa là bạn đã bắt đầu một hành trình học tập thú vị và một thời sinh viên rực rỡ. Bên cạnh các hoạt động học tập, ngoại khoá, đào tạo kỹ năng…, các bạn được trải nghiệm nhiều hoạt động từ nghiên cứu, sáng tạo đến văn hóa, văn nghệ, giải trí, phong trào và các hoạt động xã hội để thời thanh xuân và cuộc sống sinh viên của các bạn sẽ luôn là quãng thời gian tươi đẹp, đáng nhớ nhất. Từ đó các bạn sẽ hoàn thiện bản thân một cách toàn diện, trở thành công dân toàn cầu, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của nhà tuyển dụng, hòa nhập dễ dàng với môi trường xung quanh, nhưng vẫn mang bản sắc của riêng mình.

Sinh viên Nhật: Coi trường đại học là trạm nghỉ trước khi đi làm.

Trong một môn học về giáo dục đại học ở Nhật tôi lấy ở trường, có một thông tin rất thú vị là học sinh Nhật học rất nặng ở cấp 3 để tranh chỗ vào các trường đại học lớn rồi sau đó coi việc học đại học là điểm dừng chân để nghỉ ngơi trước một cuộc tranh đấu lớn hơn: đó là đi làm. Sinh viên Nhật coi trường đại học là chỗ nghỉ ngơi và làm những việc yêu thích, tận hưởng cuộc sống độc lập trước khi họ phải trở thành shakaijin (những người đi làm nói chung) và đối mắt với những áp lực về sự nghiệp và gia đình khủng khiếp trong xã hội Nhật Bản. Các mối quan hệ xã hội tạo dựng được trong trường đại học cũng chiếm vai trò rất quan trọng đối với sinh viên Nhật trong cuộc sống về sau.

THAM GIA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THỐNG

Nối vòng tay lớn là chương trình được tổ chức thường niên để chào đón các bạn tân sinh viên Trường Đại Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Chương trình được chia hai phần Ngày hội và Đêm hội với các gian hàng các Khoa/KTX; CLB/Đ/N trực thuộc tổ chức hoạt động giới thiệu truyền thống, lịch sử hoạt động của mình đến Tân Sinh viên thông qua các trò chơi thú vị và các tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn” được đầu tư công phu và chỉn chu từ trang phục cho đến âm thanh, ánh sáng. Nội dung đêm hội được dẫn theo một câu chuyện với những tiết mục sôi động và trầm lắng theo từng chủ đề của mỗi năm. Đây là sân chơi bổ ích, hấp dẫn không chỉ riêng đối với các bạn tân sinh viên mà còn dành cho tất cả thành viên trong mái nhà UEH.

Là một trong những sự kiện truyền thống và ý nghĩa không thể thiếu trong chuỗi hoạt động kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đây là một sân chơi bổ ích sau những giờ học căng thẳng, một môi trường học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các bạn sinh viên, một chất keo gắn kết mỗi thành viên trong đại “gia đình UEH”. Chương trình diễn ra chuỗi hoạt động gồm ngày hội và đêm hội với các trò chơi vận động, trò chơi dân gian, gian hàng ẩm thực,… những điệu nhảy, những tiết mục văn nghệ mang đậm chất sinh viên UEH cùng những ca sĩ nổi tiếng tạo nên sự hoành tráng và bùng nổ cho chương trình.

UEH tổ chức khá nhiều các cuộc thi học thuật để tạo môi trường rèn luyện và khẳng định bản thân cho sinh viên. Ngoài những cuộc thi thường niên còn có các cuộc thi mới phát sinh để đáp ứng nhu cầu của sinh viên và tình hình biến động của nền kinh tế. Trong đó, phải kể đến cuộc thi Olympic các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, CPA tiềm năng, Tìm kiếm CEO tiềm năng, Kiến thức thuế – Vận dụng trong kinh doanh, Bản lĩnh Giám đốc tài chính CFO…. thu hút rất nhiều sinh viên tham dự.

Sau đây là thông tin về một số cuộc thi tiêu biểu:

Cuộc thi nhằm tăng cường giáo dục Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong sinh viên UEH. Đây cũng là cơ hội để nâng cao nhận thức chính trị, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho đoàn viên, sinh viên; tạo điều kiện cho sinh viên nghiên cứu, vận dụng Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào học tập và rèn luyện bản thân.

Cuộc thi CPA Tiềm năng – một sân chơi học thuật dành cho sinh viên các trường đại học khối ngành kinh tế nói chung và ngành kế toán nói riêng được tổ chức bởi Câu lạc bộ Kế toán – Kiểm toán A2C thuộc Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Các thí sinh  tham dự cuộc thi đều với một tinh thần vô cùng nhiệt huyết, tràn đầy năng lượng của một tuổi trẻ dám nghĩ, dám làm.

Nếu bạn cần một cuộc thi để thể hiện tài năng, để thử thách bản thân thì “Cuộc thi Tìm kiếm CEO tương lai” là một lựa chọn không thể bỏ qua. Cuộc thi không chỉ gói gọn trong khuôn khổ sinh viên UEH mà còn là nơi tụ hội của các sinh viên dám thử sức mình trong cương vị của một CEO từ các trường bạn. Có thể nói, đây chính là một trong những cuộc tranh tài gay gắt nhất trong năm. Với chủ đề đa dạng, cập nhật xu thế phát triển của kinh tế, “Tìm kiếm CEO tương lai” không chỉ mong muốn tìm ra những tài năng trẻ mà còn nhấn mạnh đem lại cho các bạn sinh viên tham gia nhiều kỹ năng, kiến thức để thích nghi với môi trường làm việc mới.

UEH luôn dạy bạn biết chia sẻ, sống vì cộng đồng thông qua các hoạt động tình nguyện. Bạn hãy cố gắng sắp xếp ít nhất 01 lần trong đời tham gia hoạt động này tại UEH nhé! Hứa hẹn không làm các bạn thất vọng.

Mùa nào UEH cũng có những chương trình tình nguyện, khi cần tình nguyện thì sinh viên Kinh tế luôn sẵn sàng dù bất cứ đâu. Đây cũng là một cách đào tạo tốt cho sinh viên về đạo đức cũng như cách sống có tình, có nghĩa, giàu lòng nhân đạo mà một nhà kinh tế rất cần.

Cuối cùng, sau mỗi chiến dịch tình nguyện, ngoài niềm vui thì mỗi sinh viên UEH luôn đọng lại những giọt nước mắt và nỗi buồn của sự chia ly. Cứ sau mỗi Mùa hè xanh, qua bao nhiêu ngày tháng ăn ở và vui buồn cùng nhau, khi chia tay người dân ai nấy đều không giấu nổi sự bịn rịn. UEH luôn có một câu nói rất ý nghĩa: “Đến dân thương, mà đi thì dân nhớ”, câu nói làm mỗi sinh viên UEH luôn tự hào.

Hiến máu tình nguyện được biết đến như một hành động giàu tính nhân văn, một nghĩa cử cứu người cao đẹp, tiếp thêm động lực cho những số phận còn đang chiến đấu vì sự sống. Hàng năm, Hội Sinh viên trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh thường xuyên tổ chức Tuần lễ hiến máu tình nguyện thu hút được nhiều bạn sinh viên tham gia nhằm gây quỹ học bổng Điểm sáng Tương lai của Hội sinh viên trường dành cho các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, luôn vươn lên trong học tập.

Sinh viên Nhật: không cần điểm cao.

Học để qua môn: Có lẽ phải đến 80% số bạn bè người Nhật của tôi không quan tâm lắm đến điểm số ở trường đại học. Trường tôi, đại học Kyoto, cũng giống như nhiều trường khác ở Nhật có 4 mức điểm: Ưu (giỏi), Lương (khá), Khả (qua môn), và Bất Khả (trượt). Cũng giống như ở Việt Nam, nhiều sinh viên Nhật chỉ tập trung ôn luyện vào sát kỳ thi cuối kỳ và chỉ cần cố để đạt mức Khả. Thư viện trường luôn vắng vẻ quanh năm và chỉ đông kín người vào tháng 7 và tháng 1, mùa thi học kỳ ở Nhật. Xin việc ở Nhật không cần trình bảng điểm nên sinh viên Nhật không quá quan trọng việc cày cuốc đê lấy điểm cao mà chỉ cần đảm bảo lấy đủ tín chỉ để tốt nghiệp. Ngược lại, phần thiểu số có mong muốn học sâu hơn để nghiên cứu thì lại học hành rất nghiêm túc. họ chủ động trong việc tìm kiếm kiến thức và sở hữu nền kiến thức rất chắc chắn. Nhưng thực sự đối với họ điểm số cũng không phải là vấn đề, họ học để có được kiến thức thật sự. Cách đánh giá của giảng viên cũng rất rõ ràng: rất dễ dàng cho việc qua môn để lấy được tín chỉ, đôi khi chỉ cần đi học đủ hoặc đảm bảo yêu cầu tối thiểu của môn học; nhưng lại khó để đạt điểm cao khi cần cả những tư duy sáng tạo trong việc làm bài. Chính vì sự rõ ràng đó mà chuyện gian lận thi cử ở Nhật là rất hiếm. Sinh viên Nhật cũng thường ôn tủ theo đề bài các năm trước, gọi là Kakomon (Kako: quá khứ, Mon: chữ vấn trong vấn đáp nghĩa là câu hỏi) được truyền tay các khoá trước hoặc lưu trữ trên mạng internet.