Ông Hataeda Mikio bày tỏ ấn tượng với sự quan tâm, ưu tiên đầu tư của ĐHQGHN khi đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc và học tập cho cán bộ, giảng viên cũng như những chính sách thu hút, phát triển nguồn lực tại Trường ĐH Việt Nhật (VJU). Ông cũng cho biết sẽ tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt tới tới việc phát triển Trường ĐH Việt Nhật và mong rằng ĐHQGHN sẽ cùng đồng hành để đẩy nhanh tiến độ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (Pre FS) Dự án “Đầu tư xây dựng Trường ĐH Việt Nhật” và các thủ tục liên quan đến việc cấp vốn ODA. Ngoài việc tận dụng tốt nguồn vốn vay vào đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giảng dạy và nghiên cứu, ông Hataeda Mikio mong rằng Trường ĐH Việt Nhật sẽ chú trọng phát triển nguồn lực cán bộ, giảng viên tương xứng khi mà quy mô đào tạo ngày càng tăng.
HỌC GIẢ VÀ NGHIÊN CỨU SINH QUỐC TẾ
HỌC GIẢ VÀ NGHIÊN CỨU SINH QUỐC TẾ (VISITING SCHOLARS AND GRADUATE STUDENTS) ANNIKA YATES Đơn vị: Đại học Minnesota (Hoa Kỳ) Chức vụ: Nghiên cứu sinh Tiến sĩ (Chuyên ngành Nhân học Văn h&oac...
TUYỂN SINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
NGÀNH THÔNG TIN, HỆ THỐNG VÀ CÔNG NGHỆ
Trường Đại học Công nghệ - Trung tâm Đại học Pháp tại Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo vào lúc 9h00 ngày 21/06/2008. Địa điểm: phòng 212 Nhà E3, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
Chương trình Thạc sĩ chất lượng cao “Thông tin, Hệ thống và Công nghệ” do các giáo sư của Đại học Paris-Sud 11, Cộng hòa Pháp và của Trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN cùng giảng dạy. Đại học Paris-Sud 11 cấp bằng thạc sỹ theo chuẩn của Châu Âu. Trong năm thứ nhất (M1), chương trình cung cấp những kiến thức khoa học kỹ thuật vững chắc trong các lĩnh vực Công nghệ Thông tin, Điện tử, Viễn thông, Công nghệ Nano, các lĩnh vực về xử lý tín hiệu và hình ảnh. Những môn học này tạo ra một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Bên cạnh đó, đây là nền tảng cho các họat động công nghiệp đang phát triển nhanh chóng và đang được ưu tiên hàng đầu ở các quốc gia như Việt Nam. Với 02 chuyên ngành của năm thứ hai (M2) “Mạng và Truyền thông (IT)” hoặc “Công nghệ Micro và Nano”, sinh viên có thể chọn một trong hai hướng: Nghiên cứu (PhD) hoặc thực hành nghề sau khi hoàn thành chương trình.
Thời gian đào tạo hợp lý, học vào buổi tối (18h-21h) và các ngày cuối tuần với thời lượng 600 giờ/10 tháng (M1), 250-300 giờ/1 năm không bao gồm giai đoạn thực tập (tối thiểu là 4 tháng)(M2)
Học bổng : Trung tâm Đại học Pháp tại Hà nội (PUF HN), Trường Đại học Công nghệ và các nhà tài trợ (Tập đoàn Orange/FranceTélécom, Quỹ tài trợ Odon Vallet) có chính sách học bổng cho những học viên đạt kết quả học tập tốt và/hoặc những sinh viên gặp khó khăn về tài chính.Năm 2007-2008, khoảng 50% học viên năm M1 và M2 đã nhận học bổng toàn phần (bằng mức học phí một năm ) hoặc bán phần (bao gồm cả khóa thực tập ở nước ngoài)
Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh. Sinh viên sẽ được học những khóa tiếng Anh và tiếng Pháp tăng cường
Cơ hội nghề nghiệp: Cơ hội nghề nghiệp hiện tại và tương lai liên quan đến những lĩnh vực như: Giảng dạy tại các trường đại học (giảng viên hay nhà nghiên cứu), nghiên cứu (quản lý dự án về R&D, kỹ sư), tất cả các vị trí yêu cầu kiến thức kỹ thuật cao (cấp độ quản lý) trong công nghiệp điện và điện tử như giao thông, bảo hiểm, v.v..)
Cơ hội học tập: Chương trình Thạc sĩ này sẽ cung cấp cho học viên những kiến thức và thực hành thích hợp với việc học lên Tiến sĩ nhằm giúp học viên có thể thực hiện công trình nghiên cứu.
Sau khi hoàn thành khóa học, nếu muốn học cao hơn trong lĩnh vực này, sinh viên có thể nộp đơn cho Chương trình PhD ở Pháp; hồ sơ này sẽ được qua vòng xét tuyển.
Học phí: 2500 USD/năm (bao gồm toàn bộ chi phí cho khóa học, cơ sở vật chất và tài liệu học tập).
Tốt nghiệp đại học có bằng cử nhân hoặc kỹ sư các ngành, chuyên ngành: Công nghệ Thông tin, Điện tử –Viễn thông, Toán-Tin Ứng dụng, Vật lý Vô tuyến, Vật lý Chất rắn, Vật lý Kỹ thuật, Khoa học Vật liệu.
Để chuẩn bị cho phỏng vấn, thí sinh cần nắm vững những kiến thức về: - Toán học : Đại số tuyến tính, Xác suất, Phương trình vi phân, Ma trận, Biến đổi Fourrier, Biến đổi Laplace
- Điện tử : Mạch điện tử trên cơ sở bộ khuếch đại thuật toán và transistor: khuếch đại tuyến tính và khuếch đại phi tuyến
- Tin học : Ngôn ngữ lập trình C
Điều kiện xét tuyển vào M2 với các chuyên ngành:
Đã học xong M1 của chương trình IST hoặc của các chương trình cao học chuyên ngành: Công nghệ Phần mềm, Hệ thống Thông tin; Truyền Dữ liệu và Mạng Máy tính, Kỹ thuật Điện tử, Kỹ thuật Viễn thông của Việt Nam hoặc tương đương.
Đã học xong M1 của chương trình IST hoặc của các chương trình cao học chuyên ngành Vật liệu và Linh kiện Nanô của Việt Nam hoặc tương đương.
Tiếng Anh: Các kỹ năng nghe, hiểu, viết và nói thành thạo.
Quy trình xét tuyển: Các Giáo sư của trường Đại học Paris- Sud 11 và Trường Đại học Công nghệ sẽ phỏng vấn trực tiếp các thí sinh. Kết quả đánh giá và tuyển chọn sẽ dựa trên kiến thức lý thuyết, kinh nghiệm nghề nghiệp, kỹ năng ngôn ngữ cũng như sự kỳ vọng của thí sinh.
Lịch tuyển sinh: Hồ sơ dự tuyển có thể tải trực tiếp (Tiếng Anh) từ trang www.puf.edu.vn , hoặc có thể lấy hồ sơ tại văn phòng PUF Hà Nội
Hạn cuối nộp hồ sơ: Ngày 11/ 07/2008
Phỏng vấn trực tiếp: ngày 14 - 18/07/2008
Đợt phỏng vấn tiếp theo có thể vào tháng 09 (xin tham khảo trên website của PUF)Thời gian học: 15/08/2008 (sinh viên sẽ học khóa tiếng Anh tăng cường đầu tiên)
Địa điểm đào tạo Nhà G2, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
* Văn phòng Chương trình Liên kết Đào tạo Quốc tế - Trường Đại học Công nghệ
Phòng 306 nhà G2, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: [email protected];
Website: http://www.coltech.vnu.vn/puf
* Trung tâm Đại học Pháp tại Hà Nội (PUF), 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội, ĐT: (04)75495 05
Copyright ®2010, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - 144 Đường Xuân Thủy,QuậnCầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam, Điều khoản sử dụng | Bản quyền khiếu nại