Cơ hội ở Châu Mỹ Latinh Quy mô thị trường du lịch và lữ hành dự kiến sẽ đạt 52,18 tỷ USD vào năm 2024 và tăng trưởng với tốc độ CAGR là 5,41% để đạt 67,91 tỷ USD vào năm 2029.
Các nước Mỹ Latinh hàng đầu ảnh hưởng đến ngành Du lịch lữ hành
Mexico, Chile, Brazil, Costa Rica, Uruguay, Colombia, Panama, Argentina, Peru, Ecuador và Cộng hòa Dominica là một trong những quốc gia dẫn đầu về du lịch ở Mỹ Latinh. Dựa trên Chỉ số phát triển du lịch và lữ hành, Mexico và Chile dẫn đầu các nước Mỹ Latinh với chỉ số 4,3.
Năm 2021, Châu Mỹ Latinh và Caribe có tổng cộng (20,28 và 2,35) triệu việc làm liên quan đến ngành du lịch và lữ hành. Du lịch đóng góp tới gần 6,6% GDP của Mexico. Trong số ngành du lịch, chỗ ở, nhà hàng, quán bar và câu lạc bộ đêm, vận tải hành khách, thủ công mỹ nghệ và các hàng hóa khác là một trong những ngành du lịch hàng đầu ở Mexico. Về lượng khách du lịch, Mexico dẫn đầu tất cả các nước Mỹ Latinh với hơn 24,3 triệu lượt khách vào năm 2020, khiến Mexico trở thành điểm đến hấp dẫn để đầu tư kinh doanh du lịch và lữ hành.
Phân tích thị trường du lịch du lịch Mỹ Latinh
Cơ hội ở Châu Mỹ Latinh Quy mô thị trường du lịch và lữ hành ước tính đạt 52,18 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến sẽ đạt 67,91 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 5,41% trong giai đoạn dự báo (2024-2029).
Với sự thâm nhập Internet ngày càng tăng trong khu vực, tình trạng kinh tế của các quốc gia được cải thiện và kết quả là có nhiều khả năng và khả năng đi lại khắp và trong nước hơn. Du lịch nước ngoài là lý do chính cho sự tăng trưởng của ngành. Argentina và Brazil có mức tăng trưởng cao nhất về các chuyến du lịch nước ngoài, trong đó châu Mỹ là điểm đến được ưa chuộng nhất. Thu nhập khả dụng ngày càng tăng của người dân và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng đã giúp ngành du lịch phát triển mạnh mẽ ngay cả khi nền kinh tế trì trệ.
Với sự xuất hiện của Covid vào cuối năm 2019, các hạn chế đã được áp dụng đối với du lịch lữ hành và hoạt động kinh doanh lữ hành đã tạm dừng trên toàn cầu. Tại Mỹ Latinh, đóng góp vào GDP của du lịch giảm từ 490 tỷ USD năm 2019 xuống còn 300 tỷ USD vào năm 2020, khiến nhiều người mất việc làm và kinh tế suy thoái. Với tổng số việc làm là 23 triệu vào năm 2019, con số này đã giảm xuống gần 18 triệu vào năm 2020, trong đó Mỹ Latinh mất khoảng 5 triệu việc làm liên quan đến lữ hành và du lịch.
Khi nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi sau đại dịch và việc nới lỏng các hạn chế, số lượng việc làm và đóng góp vào GDP của ngành du lịch và lữ hành đang tăng liên tục và đạt đến thời kỳ tiền đại dịch. Mexico, Brazil và Argentina là một trong những quốc gia phục hồi nhanh nhất trong lĩnh vực du lịch và lữ hành.
Cơ hội này tại Thị trường Du lịch và Lữ hành Châu Mỹ Latinh kéo dài trong những năm nào và quy mô thị trường vào năm 2023 là bao nhiêu?
Vào năm 2023, Cơ hội ở quy mô Thị trường Du lịch và Lữ hành Châu Mỹ Latinh ước tính là 49,5 tỷ USD. Báo cáo đề cập đến Cơ hội tại Thị trường Du lịch và Lữ hành Châu Mỹ Latinh. Quy mô thị trường lịch sử trong các năm 2020, 2021, 2022 và 2023. Báo cáo cũng dự báo Cơ hội tại Quy mô Thị trường Du lịch và Lữ hành Châu Mỹ Latinh trong các năm 2024, 2025, 2026, 2027 , 2028 và 2029.
Ai là người đóng vai trò chính trong Cơ hội tại Thị trường Du lịch và Lữ hành Châu Mỹ Latinh?
Latin American Escapes, Inc., Tangol SRL, Central America Journeys, Latin America Travel, Cox & Kings là những công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực Cơ hội tại Thị trường Du lịch và Lữ hành Châu Mỹ Latinh.
Báo cáo ngành Du lịch và Lữ hành Châu Mỹ Latinh
Thống kê về thị phần, quy mô và tốc độ tăng trưởng doanh thu, quy mô và thị phần Du lịch Châu Mỹ Latinh năm 2024, do Mordor Intelligence™ Industry Reports tạo ra. Phân tích Du lịch và Lữ hành Châu Mỹ Latinh bao gồm triển vọng dự báo thị trường đến năm 2029 và tổng quan về lịch sử. Nhận mẫu phân tích ngành này dưới dạng bản tải xuống báo cáo PDF miễn phí.
Du học nghề: Thực hành nhiều, có việc ngay
Trong khi nhiều thí sinh đang bận rộn để chuẩn bị cho kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2024, loay hoay nghiên cứu nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng thì tại thời điểm này cũng có không ít trường hợp thí sinh chỉ mong đủ điểm để hoàn thành tốt nghiệp vì đã có quyết định du học nghề từ trước.
Du học nghề không còn là điều quá mới mẻ trong hệ thống giáo dục hiện nay. Theo chia sẻ của nhiều bạn trẻ, việc học đại học mất nhiều thời gian, tốn kém về chi phí và quan trọng nhất là nhiều sinh viên ra trường vẫn không kiếm được việc làm hoặc làm trái ngành trái nghề rất nhiều.
Chính vì vậy, rẽ hướng sang du học nghề là lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
"Khả năng học tập của em chỉ ở mức khá, nếu lựa chọn học đại học em vẫn có thể theo được nhưng khá chật vật, không những vậy em nghĩ mình phải mất khoảng 3 - 4 năm để hoàn thành chương trình học nhưng ra trường vẫn có thể rơi vào cảnh không có việc làm.
Em thấy rất nhiều các bạn trẻ sau tốt nghiệp đại học trong thời gian chờ việc đã lựa chọn làm các công việc không có bất cứ liên quan gì đến ngành học như shipper, chạy Grab…
Tất nhiên điều này phụ thuộc vào năng lực của mỗi người, nhưng em rất lo lắng mình sẽ rơi vào hoàn cảnh đó. Vì vậy nên em quyết định sau khi thi tốt nghiệp THPT sẽ lựa chọn du học nghề đầu bếp tại Đức" - bạn Vương Đình Tú (học sinh lớp 12D Trường THPT Hưng Đạo - Từ Kỳ - Hải Dương ) chia sẻ.
Đồng quan điểm với Tú, bạn Nguyễn Việt Hà (học sinh lớp 12C Trường THPT Tứ Kỳ - TP Hải Dương) chia sẻ: "Với em, việc học đại học đòi hỏi sự kiên trì, cố gắng rất nhiều nên khi tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, em chỉ cần đạt điểm tốt nghiệp mà không áp lực nhiều”.
“Đi du học nghề hiện nay đang là xu hướng. Lớp em cũng có nhiều bạn đi du học, ở cả châu Âu và châu Á. Cá nhân em thích ngành điều dưỡng, nên em quyết định theo học ngành này bên châu Âu, không những được đào tạo chuyên sâu, thực hành nhiều mà em còn được hưởng các chế độ bảo trợ đầy đủ, được cấp nhà ở miễn phí và có tiền lương để chi trả cuộc sống”, Hà nói.
Nhiều cơ hội phát triển khi lựa chọn du học nghề
Nói về xu hướng du học nghề hiện nay, bà Lê Thị Diệu Linh, Tổng Giám đốc German Greatway Group cho biết: "Du học nghề đang được coi là định hướng của rất nhiều bạn trẻ. Khác với xuất khẩu lao động, du học nghề lại có những đòi hỏi cao hơn và đa phần người học nghề đều chọn một nghề nghiệp mà họ có thể gắn bó cả đời”.
Bà Linh cho hay, tiêu chí để được được tham gia chương trình du học nghề cũng khắt khe hơn so với đi xuất khẩu lao động ở các nước, đối với du học nghề Đức học viên cần phải có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và bằng chứng chỉ tiếng Đức tối thiểu ở trình độ B1.
Sau khi có những điều kiện cần trên, các bạn du học sinh sẽ được tham gia chương trình vừa học vừa làm một cách bài bản tại các trường nghề và doanh nghiệp uy tín hàng đầu thế giới.
Chương trình kéo dài từ 2 đến 3,5 năm với 30% thời lượng học lý thuyết được miễn học phí và 70% thời lượng thực hành được trả lương. Hình thức này có thể giúp cho học viên có thể học đi đôi với hành, khi ra trường họ không cần thời gian làm quen với công việc mà có thể tự tin tham gia vào thị trường lao động.
"Tại Đức, bằng nghề sẽ là tấm vé chứng minh khả năng lực của học viên, đó cũng là lý do tại sao mà bằng nghề của Đức được công nhận trên toàn thế giới”, bà Linh thông tin.
Du học nghề Đức đang là cơn sốt cho thị trường du học
Chia sẻ thêm về các ngành nghề được yêu thích hiện nay, bà Linh nói: " Mặc dù du học nghề Đức đã được nhiều người trẻ Việt Nam quan tâm từ lâu, nhưng chỉ mới hai năm trở lại đây chương trình này thực sự đã tạo nên cơn sốt cho thị trường du học”.
Cũng theo Tổng Giám đốc German Greatway Group, trước tình trạng già hóa dân số, CHLB Đức đang trong cơn khát nhân lực, hiện nay đất nước này đang có gần 20 lĩnh vực ngành nghề thiếu hụt lao động có tay nghề và có trình độ chuyên môn cao, nhất là lĩnh vực y tế và công nghệ.
“Những ngành đang được coi là “hot” trong thị trường du học nghề Đức có thể kể đến: điều dưỡng, trợ lý nha khoa, bán hàng, cơ khí, nhà hàng khách sạn. Chỉ cần đạt đủ điều kiện về ngôn ngữ và có bằng tốt nghiệp THPT là bạn đã có một cơ hội phát triển tương lai với ngành nghề tốt, việc làm ổn định, mức lương cao, và một tấm thẻ định cư tại đất nước số một châu Âu này”, bà Linh nói.
Nhận xét về sinh viên Việt Nam du học nghề, theo nhiều chuyên gia, du học sinh Việt Nam vốn được biết đến với việc chịu thương, chịu khó và nhanh chóng thích nghi với những thay đổi về môi trường sống và làm việc.
Tuy nhiên, đa số lại mắc phải rào cản về ngôn ngữ, điều này đã hạn chế nhiều cơ hội của du học sinh Việt Nam so với du học sinh các nước châu Á khác…
(ĐTCK) Lạm phát đang đưa Nhật Bản vào một kỷ nguyên mới, nơi chứng khoán có cơ hội phát triển mạnh khi ngày càng có nhiều hộ gia đình rút tiền tiết kiệm ngân hàng với lãi suất thấp.
Ông Hiromi Yamaji, Chủ tịch Tập đoàn JPX Group - đơn vị vận hành các sàn giao dịch chứng khoán Tokyo và Osaka cho biết, các hộ gia đình ở Nhật Bản đang nắm giữ lượng tiền tiết kiệm trị giá 10.000 tỷ yen (72 tỷ USD) tại các ngân hàng.
Ông Hiromi Yamaji dự đoán, họ sẽ không giữ quá nhiều tiền mặt như vậy, mà thay vào đó sẽ đầu tư vào thị trường chứng khoán để sinh lời tốt hơn trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng cao. Trong đó, các quỹ ETF có thể là lựa chọn đầu tiên với nhiều người khi bắt đầu trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán.
Nhiều hộ gia đình tại Nhật Bản đang thực sự ngần ngại với việc sở hữu cổ phiếu kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1990 ở nước này, trong khi nhiều năm giá cả ổn định đã khiến các hộ gia đình bỏ qua thực tế rằng tiền gửi ngân hàng của họ gần như không sinh lãi. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá cả tăng cao, ông Yamaji cho biết, tiền gửi ngân hàng rõ ràng sẽ không sinh lời đủ để phòng trừ rủi ro của lạm phát.
Chỉ số lạm phát tiêu dùng lõi của Nhật Bản, không tính giá năng lượng và thực phẩm tươi sống, đã lần đầu tiên trong gần 42 năm qua, tăng hơn 4% trong tháng Tư. Trước tình hình giá cả nhìn chung đang gia tăng, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda được dự đoán sẽ thu hẹp dần chính sách tiền tệ lỏng lẻo đã được áp dụng hàng chục năm qua.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Nhật Bản đã quay về mức đỉnh trong 33 năm qua, với chỉ số Topix tăng 14,5% trong năm 2023. Tuy nhiên, sự khởi sắc này chủ yếu là nhờ nguồn vốn ngoại, trong khi các nhà đầu tư trong nước, nhất là các nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn tỏ ra cẩn trọng.
Tuy nhiên, ông Yamaji cho biết, thái độ của người dân Nhật Bản với việc đầu tư chứng khoán sẽ thay đổi, khi thế hệ những người trải qua nhiều tổn thất nặng nề trong thời kỳ vỡ bong bóng những năm 1980 già đi.
Kể từ năm 2014, có khoảng 17 triệu người Nhật Bản đã mở một sản phẩm đầu tư có tên gọi Nisa. Ông Yamaji cho biết, cũng trong khoảng thời gian này, thị trường chứng khoán đã ghi nhận mức tăng khoảng 50%, đem lại cho một thế hệ nhà đầu tư trẻ ở nước này một khoản lãi chưa thực hiện đáng kể.
Bắt đầu từ năm sau, Chính phủ Nhật Bản sẽ mở rộng chương trình đầu tư nói trên, cho phép các nhà đầu tư mua cổ phiếu với giá trị lên đến 3,6 triệu yen mỗi năm thông qua tài khoản Nisa. Động thái này được dự đoán sẽ thúc đẩy xu hướng chuyển từ gửi tiền tiết kiệm sang đầu tư chứng khoán tại Nhật Bản.