Hiện nay, việc xuất khẩu lao động đã trở nên phổ biến đối với người lao động Việt Nam, bởi lẽ tại thị trường lao động Việt Nam, người lao động gặp phải khó khăn và khá chật vật về các vấn đề liên quan đến kinh tế, quá tải lao động. Để có thể đi XKLĐ, người lao động ngoài phải khám sức khỏe, có ngoại hình phù hợp, kinh nghiệm làm việc thì độ tuổi cũng là một yếu tố quan trong để nhà tuyển dụng căn cứ lựa chọn ứng viên đi xuất khẩu lao động Đài Loan. Vậy độ tuổi đi xuất khẩu lao động Đài Loan là bao nhiêu? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Độ tuổi đi xuất khẩu lao động Đài Loan là bao nhiêu?

Từ 18-35 tuổi – độ tuổi đi XKLD Đài Loan phù hợp nhất

Các công ty xuất khẩu lao động đều cho rằng độ tuổi từ 18 đến 35 là độ tuổi phù hợp nhất để xuất khẩu lao động. Đây là độ tuổi mà nhân viên có sức khỏe tốt nhất, có thể gắn bó với công việc trong một thời gian dài, trên hết là vì họ còn “trẻ” nên họ có thể tiếp thu rất tốt kiến thức, kinh nghiệm và đào tạo dễ dàng. hơn thế nữa. Đàn ông và phụ nữ trong độ tuổi từ 8 đến 35 có tỷ lệ chấp nhận đơn đặt hàng cao hơn nhiều, cũng như lựa chọn đơn đặt hàng nhiều hơn.

Cụ thể, người lao động trong độ tuổi này có thể đăng ký các đơn hàng như: đơn hàng điện tử, máy tiện CNC, hàn, vận hành máy, lắp ráp, chế biến thực phẩm, lắp đặt điện và hệ thống ống nước, và làm lạnh. , lái xe, xây dựng, phân loại sản phẩm cơ khí, may mặc, dệt may, giúp việc gia đình, điều dưỡng, quản gia, nông nghiệp, v.v. Tỷ lệ nhập học cao, dễ dàng hoàn thành thủ tục, có thể tham gia làm việc ngay lập tức.

Thị trường xuất khẩu lao động Đài Loan

Thị trường xuất khẩu Đài Loan hiện nay cũng có một số thay đổi như sau:

Đài Loan là đất nước phát triển với thu nhập đầu người cao, với địa thế nằm trong khu vực châu Á gần khu vực Đông Nam Á ( Trong đó có nước Việt Nam ta), có rất nhiều công việc mà người bản địa không muốn làm nhưng lại rất phù hợp với các lao động nhập cư. Vì thế ngoài Việt Nam thì cũng có rất nhiều lao động đến từ các nước khác.

Các công việc cần sức lao động như công nhân nhà máy, hộ lý, giúp việc nhà…. là các công việc mà người Đài Loan không làm nhưng thu hút được nhiều lao động nước ngoài.

Hiện người lao động Việt Nam đang lựa chọn rất nhiều các công việc này tại Đài Loan để làm việc.

Vậy có nên xuất khẩu lao động Đài Loan hay không?Trước khi đi XKLĐ Đài Loan, người lao động cần tìm hiểu kỹ càng về các công ty môi giới đưa người đi Đài Loan làm việc, trình tự, thủ tục xuất khẩu lao động Đài Loan. Từ đó, lựa chọn ra những công ty xuất khẩu lao động Đài Loan thực sự uy tín để gửi gắm niềm tin, tránh những phát sinh không mong muốn. Những kinh nghiệm kinh nghiệm đi xuất khẩu lao động Đài Loan là cần thiết mà ai có ý điện xuất khẩu lao động cũng nên tìm hiểu.

Người lao động được hưởng lương hưu khi nào?

Để được hưởng lương hưu, người lao động cần đáp ứng điều kiện tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) bao gồm:

(1) Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trừ trường hợp (3) dưới đây, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019;

- Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021;

- Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò; hoặc

- Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

(2) Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (sửa đổi năm 2008, năm 2014, năm 2019), Luật Công an nhân dân 2018, Luật Cơ yếu 2011, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 có quy định khác;

- Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;

- Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

(3) Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 thì được hưởng lương hưu.

Lưu ý: Điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt sẽ do Chính phủ quy định.

Sử dụng lao động chưa thành niên phải chú ý gì?

Theo khoản 1 Điều 143  Bộ luật Lao động năm 2019, lao động chưa thành niên là những người lao động chưa đủ 18 tuổi.

Căn cứ mục 1 Chương XI Bộ luật Lao động năm 2019, khi tuyển dụng họ vào làm việc, doanh nghiệp phải chú ý một số vấn đề sau:

- Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc bị cấm sử dụng lao động dưới 18 tuổi.

- Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

- Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.

- Ký hợp đồng với người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó.

- Ký hợp đồng với người chưa đủ 15 tuổi phải có chữ ký của người lao động và người đại diện theo pháp luật của người đó.

- Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi;

- Đảm bảo người chưa đủ 15 tuổi có đủ sức khỏe để làm việc (phải có giấy khám sức khỏe xác nhận phù hợp với công việc) và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 06 tháng/lần.

- Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.

- Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi: Tối đa 04 giờ/ngày và 20 giờ/tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

- Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi: Tối đa 08 giờ/ngày và 40 giờ/tuần; có thể được làm thêm giờ, làm ban đêm với một số nghề, công việc.