Giá vàng thế giới hôm nay (6/12) quay đầu giảm trước áp lực tăng của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ. Trong nước, vàng miếng tiếp tục duy trì ...

“điểm nghẽn” cần cải thiện ngay lập tức

Để thu hút 30 triệu lượt khách quốc tế đến năm 2025, Việt Nam cần có động thái tháo gỡ những thực trạng vừa nêu kiên quyết và kịp thời. Cụ thể:

Tiềm lực có sẵn – kỳ vọng cao nhưng hiện thực hóa để đạt được những mục tiêu lớn lao cho ngành du lịch Việt Nam vẫn đang là bài toán khó. Các cấp, ban ngành liên quan cần nhìn nhận vấn đề thực tế để xác định thực trạng, từ đó phối hợp cùng nhau để tìm ra và áp dụng những giải pháp phù hợp; trong đó có việc nâng cao mức độ hợp tác với các doanh nghiệp, khối tư nhân để tất cả cùng phát triển.

- Hạ tầng cơ sở chưa tương xứng

Một trong những yếu tố cản trở du lịch Việt Nam phát triển, chính yếu và đầu tiên phải kể đến đó là cơ sở hạ tầng (- theo ông Kenneth Atkinson, Chủ tịch điều hành Grant Thornton Việt Nam). Bởi, mặc dù số lượng cơ sở lưu trú tăng liên tục và tăng mạnh mỗi năm tại các thành phố lớn hay các điểm du lịch, song số lượng khách sạn gia tăng vẫn chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng lượng khách, dẫn đến chất lượng phục vụ chưa đảm bảo và đồng đều.

Bên cạnh đó, hạ tầng sân bay cũng mang đến thách thức lớn cho triển vọng phát triển du lịch Việt Nam trong tương lai, nếu không muốn nói là đang kìm hãm phát triển du lịch ở hiện tại. Bởi lẽ, các cảng hàng không ở Việt Nam hiện đang trong tình trạng quá tải, khi mà tổng công suất phục vụ là 75 triệu khách mỗi năm nhưng trong thực tế, các sân bay đã phục vụ đến 95 triệu (năm 2017) hay 105 triệu (dự kiến của năm nay) trong năm; đấy là còn chưa kể, công suất 21 sân bay Việt Nam hiện chỉ bằng công suất 1 sân bay tại Thái Lan, Malaysia hay Singapore. Đây là một bất cập và hạn chế không nhỏ buộc các ban ngành có liên quan phải có động thái tháo gỡ kịp thời và kiên quyết, nếu không muốn hạ tầng kéo lùi sự phát triển du lịch.

Theo nhận định từ các chuyên gia đầu ngành, năng suất lao động du lịch Việt Nam hiện thấp hơn rất nhiều so với khu vực, chỉ bằng 40% so với Thái Lan và 45% so với Malaysia; dù quy mô của ngành cũng đã tăng nhiều lần trong 3 năm gần đây. Thống kê cho thấy, mỗi nhân sự trong ngành du lịch Việt Nam tạo ra chưa đến 3.500 USD; trong khi mức năng suất lao động của các quốc gia lân cận gấp hơn 2 lần (từ 7.000-8.000 USD).

Trên thực tế, việc tuyển dụng lao động ngành dịch vụ du lịch vô cùng khó khăn, có lúc doanh nghiệp phải “vơ bèo gạt tép” mới tìm được nhân sự (- theo ông Phạm Hồng Dũng, Phó TGĐ Tập đoàn Mường Thanh); điều này có thể phần nào lý giải cho tình trạng năng suất lao động thấp và chất lượng yếu trong khi số lượng vẫn còn thiếu trầm trọng; việc tuyển người thường kéo dài thời gian và chi phí cho quá trình đào tạo. Đơn cử, để đáp ứng cho chuỗi khoảng 60 khách sạn, Mường Thanh cần khoảng 10.000 nhân viên và hầu hết đều phải mất rất nhiều thời gian đào tạo, nhất là các cấp quản lý - ví dụ, với cấp Trưởng bộ phận thường sẽ mất khoảng 2 năm, còn quản lý khách sạn (Giám đốc) có thể phải mất 5-7 năm…