The Vietnam Buddhist Sangha (abbreviated as VBS, Vietnamese: Giáo hội Phật giáo Việt Nam) is the only Buddhist sangha recognised by the Vietnamese government, and a member of the Vietnamese Fatherland Front. It was founded after Vietnam's Buddhist Convention at Quán Sứ Pagoda on November 7, 1981, to unify Buddhist activities of Vietnamese monks, nuns and lay followers. The head of this sangha since 2021, the Most Venerable Thích Trí Quảng, is the acting Supreme Patriarch[2] following the Most Venerable Thích Phổ Tuệ, who died on October 21, 2021, at the age of 105

Giáo hội Phật giáo Việt nam tỉnh Thừa Thiên- Huế

Hôm nay, nhân lễ kỷ niệm 716 năm ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, toàn thể Tăng Ni, Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, nhân dân Việt Nam, con cháu Tiên Rồng xin đốt nén tâm hương, ngũ phần đỉnh lễ dâng lời tưởng niệm chân thành, tâm cảm ý giao, một lòng thành kính cúi đầu đỉnh lễ Lịch đại Tổ Sư, phát nguyện phụng trì Phật pháp, phát huy chân lý Đạo nhà, giữ gìn Tổ ấn vàng son, làm rạng rỡ vang danh Non thiêng Phật Tổ huy hoàng tráng lệ, non sông gấm vóc thiên thành, một cõi vững bền muôn thuở.

Những ngày qua, trên mạng xã hội Tiktok, Facebook, Youtube, Instagram, Twitter xuất hiện nhiều hình ảnh, clip về người đàn ông mang hình dáng nhà sư đi bộ dọc tuyến đường từ Khánh Hòa ra Hà Giang và ngược lại. Người này được mạng xã hội gọi là “sư Thích Minh Tuệ”. Trong lộ trình đi bộ qua các địa phương, đã có nhiều người dân và phật tử tập trung với số lượng đông, cúng dàng vật phẩm, thức ăn, tạo ra nhiều hình ảnh, clip gây ra nhiều dư luận trái chiều, làm ảnh hưởng đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Qua tìm hiểu xác minh, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định người đàn ông này không phải là tu sỹ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Điều này cũng đã được chính người này khẳng định trong các clip trên mạng xã hội.

Người đàn ông này có tên là Lê Anh Tú, sinh năm 1981 tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Gia đình ông Lê Anh Tú sinh sống tại huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Ông Lê Anh Tú sau khi từ bỏ công việc đo đạc địa chính tại tỉnh Phú Yên đã thực hiện một vài lần bộ hành từ Khánh Hòa ra các tỉnh phía Bắc và ngược lại. Tuy nhiên, lần này một số người dùng mạng xã hội đã sử dụng hình ảnh đi bộ của ông Lê Anh Tú tạo sự hiếu kỳ, thu hút nhiều người dân đi theo, tạo nên hiệu ứng câu view và có nhiều bình luận xuyên tạc đời sống tu hành của tăng, ni, phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Trong mấy ngày qua, ông Lê Anh Tú đang đi bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh hướng về Khánh Hòa. Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đề nghị Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố có thông báo tới đông đảo phật tử và nhân dân được biết để không ngộ nhận ông Lê Anh Tú là nhà sư; liên hệ với chính quyền địa phương có biện pháp ngăn chặn hành vi sử dụng mạng xã hội tạo làn sóng dư luận xúc phạm Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Cũng liên quan đến vụ việc này, Ban Tôn giáo Chính phủ khẳng định, ông Thích Minh Tuệ không phải là tu sĩ Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trước đây ông Thích Minh Tuệ đã ba lần đi bộ theo hình thức thực hành phương pháp tu tập “hạnh đầu đà” từ miền Nam ra miền Bắc và ngược lại nhưng không thu hút sự quan tâm của nhiều người. Đến lần thứ tư này, hành trình của ông Minh Tuệ đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, có thời điểm lên tới hàng trăm người đi theo làm ảnh hưởng an ninh trật tự và giao thông trên các địa bàn. Trong đoàn đi theo có tín đồ phật tử, có những người hiếu kỳ và nhóm tiktoker, youtuber quay clip, livestream đăng tải trên các trang mạng xã hội tạo nên “hiện tượng Thích Minh Tuệ”, thu hút sự quan tâm của dư luận và có nhiều bình luận theo các chiều hướng khác nhau.

Từ thực tế đó, Ban Tôn giáo Chính phủ đề nghị Ban/Phòng Tôn giáo tham mưu Sở Nội vụ báo cáo UBND tỉnh/thành phố chỉ đạo các sở, ngành chức năng quan tâm, khi ông Minh Tuệ tới địa bàn không để xảy ra tình trạng tập trung đông người, gây cản trở và ảnh hưởng an toàn giao thông, gây phức tạp về an ninh trật tự, đặc biệt không để các thế lực xấu, lợi dụng, xúi giục, lôi kéo gây mất đoàn kết tôn giáo và vi phạm pháp luật. Đồng thời, trao đổi với Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở địa phương hướng dẫn tăng ni, phật tử tu học theo đúng chính pháp của Đức Phật, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và cách thức hành trì của mọi người nhưng cần đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Ngoài ra, thông tin, tuyên truyền để quần chúng nhân dân, tăng ni, phật tử và nhân dân hiểu về chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, về cách thức hành trì của Phật giáo; không cản trở, làm ảnh hưởng việc tu học đúng chính pháp; vận động chức sắc, tín đồ và quần chúng nhân dân không tập trung đông người nơi công cộng, gây cản trở, ách tắc giao thông và an ninh trật tự trên địa bàn; chủ động cung cấp thông tin, định hướng dư luận, không để các đối tượng thiếu thiện chí có cơ hội lợi dụng tuyên truyền, kích động gây mất ổn định xã hội./.

Giao lưu văn hóa Phật giáo Việt Nam - LB Nga - Ấn Độ

Ngày 29-9, tại Tổ hợp Đa chức năng Hà Nội - Moscow, thành phố Moscow (LB Nga), đã diễn ra buổi giao lưu văn hóa Phật giáo Việt Nam - Liên bang Nga và Ấn Độ. Dự buổi giao lưu có đoàn đại biểu Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam dẫn đầu; Đại sứ Việt Nam tại LB Nga Ngô Đức Mạnh, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Ủy viên Hội đồng Cố vấn Đối ngoại Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn cùng đông đảo bà con Phật tử người Việt Nam; đại diện các tổ chức Phật giáo ở LB Nga, và đặc biệt có sự hiện diện của Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa và Tăng đoàn Phật giáo Truyền thừa Drukpa Ấn Độ lần đầu tiên thực hiện chuyến hoằng pháp tại Liên bang Nga.

Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Ngô Đức Mạnh nhấn mạnh:"Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, Phật giáo luôn gắn bó đồng hành cùng dân tộc, luôn tỏ rõ phương châm nhập thế gắn bó giữa Đạo và Đời, phấn đấu vì mục tiêu hạnh phúc an vui cho con người. Chính phủ Việt Nam luôn tôn trọng các giá trị đạo đức tốt đẹp của tôn giáo đóng góp cho đời sống xã hội từ việc hướng con người tới đạo đức chân, thiện, mỹ, nhất là những giá trị phù hợp với truyền thống văn hóa, đạo đức, lối sống hướng thiện của con người Việt Nam đang tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng xã hội mới với mục đích "Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh".

Đại sứ khẳng định, đối với cộng đồng người Việt Nam tại LB Nga, mặc dù còn nhiều mối lo toan, vất vả trong cuộc sống mưu sinh ở xa Tổ quốc, nhưng vẫn luôn hướng tâm đến Phật, hướng về quê hương đất nước. Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các ban ngành hữu quan trong nước, của Đại sứ quán cũng như sự ủng hộ, tạo điều kiện của chính quyền sở tại, cộng đồng người Việt Nam đã xây dựng các ngôi chùa, điểm thờ tự tại Moscow và một số thành phố, địa phương của LB Nga để bà con người Việt có điều kiện thường xuyên đến hành lễ, tổ chức các hoạt động văn hóa tâm linh, nhất tâm học tập, trau dồi và làm theo các giáo lý sâu sắc về vị tha, nhân ái, "Từ bi hỷ xá" của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đại sứ  nhấn mạnh về sự vui mừng của cộng đồng Việt Nam tại LB Nga được đón Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa, người có các thiện hạnh nhân đạo, cống hiến cao cả trong việc bảo vệ môi trường, chăm sóc y tế, ủng hộ bình đẳng giới, tăng cường đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc, các nước vì hòa bình và hạnh phúc trên thế giới.

Chia sẻ ý kiến của Đại sứ Ngô Đức Mạnh, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cho rằng buổi giao lưu ngày hôm nay không ngoài việc các tín đồ Phật giáo ở các nước chia sẻ, hợp tác, đoàn kết để cùng nhau hoằng dương chính pháp, đưa giáo lý của Đức Phật đến khắp mọi nơi, đem lại hạnh phúc an lạc cho tất cả mọi người, thực hiện lời dạy của Đức Phật. Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu thay mặt Giáo hội Phật giáo Việt Nam xin cảm ơn Chính phủ và nhân dân Nga, những người bạn thân thiết của Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua với mối quan hệ mẫu mực, thủy chung, trong đó có mối quan hệ về Phật giáo. Thượng tọa mong muốn, Trung tâm Hà Nội-Moscow-một biểu tượng của tình hữu nghị giữa hai nước, Hội Phật tử Việt Nam tại LB Nga là cầu nối, Niệm phật đường tại Trung tâm chính là địa chỉ để tổ chức các cuộc gặp gỡ, giao lưu thúc đẩy tình hữu nghị của Phật giáo hai nước, cùng nhau tô thắm tình hữu nghị truyền thống Việt Nam-LB Nga.

Về phần mình, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đánh giá cao nỗ lực tổ chức cuộc giao lưu đầy ý nghĩa này, đồng thời bày tỏ hy vọng, thông qua sự kiện này, Phật tử từ ba nước sẽ cùng tạo ra một bầu không khí hợp tác chặt chẽ và cùng tiến hành các hoạt động truyền giảng đạo pháp. Ngài mong muốn rằng, các chương trình sẽ đem lại những điều tốt đẹp, ích lợi nhất cho tất cả người dân Nga cũng như cộng đồng người Việt đang sống tại Nga và nhân dân Việt Nam nói chung; đem lại lợi ích cho mối quan hệ giữa Việt Nam và LB Nga; cũng như đem phật pháp ứng dụng vào đời sống để làm tốt đẹp cho xã hội, cộng đồng và đoàn kết hợp tác trên mọi khía cạnh, làm cho cuộc sống của mọi người ngày càng hạnh phúc, an lạc hơn.

Tại buổi giao lưu, các đại biểu còn được thưởng thức các tiết mục văn nghệ mang âm hưởng văn hóa Phật giáo Việt Nam, LB Nga và văn hóa tâm linh của Tăng đoàn truyền thừa Drukpa Ấn Độ. Vượt qua khoảng cách về địa lý, ngôn ngữ, phong tục tập quán, những người con Phật đã đến với nhau, để cùng nhau hoàng dương Phật pháp, gìn giữ hòa bình, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị.

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.

Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột

Phật giáo Huế Thư viện Quốc gia Việt Nam BUDDHIST eLIBRARY

Bản quyền Website thuộc về Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế

Địa chỉ: Tổ 10, KV 5, thôn Ngũ Tây, phường An Tây, TP. Huế

Điện thoại: 84.234.3836078 *Fax: 84.234.3884092

Xin ghi rõ nguồn vba.edu.vn khi sử dụng thông tin từ Website này.