Một phần rất quan trọng không thể thiếu trong CV xin việc của bạn chính là mục tiêu nghề nghiệp, nó giúp nhà tuyển dụng và công ty hiểu được phần nào mục tiêu phấn đấu của bạn trong tương lai gần và tương lai xa. Vậy mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì? Làm thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng khi trả lời? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết này nhé!
Tầm quan trọng của phần mục tiêu nghề nghiệp biên phiên dịch
Đối với vị trí nhân viên biên phiên dịch nói riêng và tất thảy các ngành nghề khác nói chung, mục tiêu nghề nghiệp là một phần vô cùng quan trọng. Mục tiêu nghề nghiệp biên phiên dịch giúp ứng viên thể hiện trước hết là mục tiêu, sau đó là tham vọng của bản thân trong lộ trình phát triển sự nghiệp. Đó là những mục tiêu gắn liền với công việc biên phiên dịch, những vị trí, vai trò mà người phiên dịch viên đặt ra cho bản thân để tiếp tục phát triển trên lộ trình thăng tiến sự nghiệp.
Đặt trong bối cảnh hiện tại, các nhà tuyển dụng ngày càng chú ý nhiều hơn tới phần mục tiêu nghề nghiệp biên phiên dịch bởi công việc này có một nguồn cung nhân lực quá lớn mà nguồn cầu lại nhỏ giọt. Nhiều cây đại thụ nổi tiếng trong làng biên phiên dịch vẫn được tin tưởng bởi kỹ năng chuyên môn và trình độ ngoại ngữ khiến cho các sinh viên mới ra trường gần như không có cơ hội thể hiện bản thân.
Đây cũng chính là lý do mà các ứng viên biên phiên dịch cần khai thác tốt phần mục tiêu nghề nghiệp. Bởi phần này không chỉ góp phần thể hiện điểm mạnh, tham vọng, tầm nhìn và tinh thần cầu tiến của ứng viên, mục tiêu nghề nghiệp còn giúp nhà tuyển dụng đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với văn hóa doanh nghiệp cũng như khả năng gắn bó của nhân viên và lợi ích mà nhân viên mang tới cho doanh nghiệp. Do đó, phần mục tiêu nghề nghiệp biên phiên dịch được khai thác hiệu quả sẽ nói lên rất nhiều về con người ứng viên và tạo nên hào quang, sức hút riêng cho người ứng tuyển giữa hàng trăm hồ sơ khác.
Mục tiêu tập trung vào sự tiến bộ chuyên nghiệp
Những mục tiêu này đều nhằm cải thiện hiệu suất công việc của bạn và hiệu quả hơn, trở nên tốt hơn và nhanh hơn với những gì bạn làm và leo lên các bậc thang cao hơn vì điều đó.
Ví dụ mục tiêu ngắn hạn: Một đại lý bán hàng tăng doanh số hàng tháng của họ lên x%.
Ví dụ mục tiêu dài hạn:Trở thành đối tác cấp cao tại một công ty bất động sản hàng đầu.
Những điểm cần lưu tâm về nội dung mục tiêu nghề nghiệp biên phiên dịch
Khác với các khối ngành khác, biên phiên dịch yêu cầu ứng viên rất khắt khe về trình độ học vấn cũng như bằng cấp. Chỉ cần có sự chênh lệch nhỏ trong xếp loại bằng cũng có thể khiến thí sinh dễ dàng đánh mất cái gật đầu của nhà tuyển dụng. Biên phiên dịch là nghề làm việc trực tiếp cùng ngôn ngữ và văn hóa bản địa, yêu cầu sinh viên sở hữu nền tảng kiến thức chuyên sâu được lĩnh hội từ quá trình học tập và trải nghiệm. Đương nhiên, nếu xuất phát điểm của ứng viên chỉ là một tay mơ, không có bằng cấp về ngôn ngữ, khả năng cao ứng viên khó có thể được đảm đương vị trí này.
Do đó, mục tiêu nghề nghiệp biên phiên dịch cần khéo léo thể hiện cả những điều này, giúp cho nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về ngành mà bạn đã theo học, xếp hạng và đánh giá của giảng viên, từ đó ý thức được sự cố gắng của bạn khi trau dồi tri thức ngôn ngữ cũng như những thành tựu nổi bật có liên quan trong quá trình bạn học tập tại trường.
Đã là mục tiêu nghề nghiệp thì đều cần xác định rõ định hướng của bản thân trong chặng đường công danh sắp tới. Đối với phần này, các ứng viên nên cá nhân hóa thông tin càng nhiều càng tốt, định hướng mà bạn trình bày nên được xuất phát từ mong muốn của bản thân, không nên sao chép y hệt mục tiêu của một người khác bởi điều này không hề gắn liền với kinh nghiệm và vốn sống của bạn.
Hãy tự hỏi chính mình về mục tiêu của bản thân, vai trò mà bạn muốn làm, vị trí mà bạn muốn hướng tới khi tiếp tục theo đuổi con đường sự nghiệp này trong tương lai. Hơn nữa, đặt ra mục tiêu nghề nghiệp cho bản thân mình cũng giúp bạn có thể phát triển tốt hơn, có ý thức cầu tiến, phấn đấu để hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
Mục tiêu nghề nghiệp biên phiên dịch cũng cần phải phù hợp, rành mạch và dễ hình dung. Khi trình bày, bạn cần phân chia rõ mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Không nên để chung vào một đoạn, dẫn đến tình trạng nhập nhằng, không rõ ý hoặc lan man, sáo rỗng.
Ngoài ra, mục tiêu nghề nghiệp biên phiên dịch cũng cần phải phù hợp với tầm nhìn của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều xác định cho họ một lộ trình phát triển riêng được thể hiện rõ qua tầm nhìn doanh nghiệp. Hãy nghiên cứu kỹ tầm nhìn của doanh nghiệp và khéo léo điều chỉnh mục tiêu nghề nghiệp sao cho phù hợp với định hướng phát triển của công ty. Nhờ điều đó, người tuyển dụng sẽ có cơ sở để đánh giá khả năng gắn bó lâu dài của bạn.
Mục tiêu tập trung vào thăng tiến
Khi nói đến vai trò lãnh đạo, có rất nhiều cơ hội để thăng tiến trong sự nghiệp. Những mục tiêu dạng này đều nhằm cải thiện kỹ năng quản lý của bạn và nhắm đến các vị trí có nhiều trách nhiệm hơn.
Ví dụ mục tiêu ngắn hạn: Làm việc hết “công suất” để đạt được vị trí quản lý tại công ty Y
Ví dụ mục tiêu dài hạn: Cố gắng trở thành giám đốc điều hành tại công ty X.
Mục tiêu tập trung vào sự tiến bộ trong học tập
Cho dù bạn mới tốt nghiệp hay bạn là một chuyên gia giàu kinh nghiệm, nhưng bên ngoài luôn có nhiều điều mới để học hỏi. Những mục tiêu này nhằm giúp bạn luôn cập nhật những phát triển mới trong lĩnh vực của mình hoặc chỉ học điều gì đó mới và khác biệt.
Ví dụ mục tiêu ngắn hạn: Học một ngôn ngữ lập trình mới hoặc một ngoại ngữ hay kỹ năng mới.
Ví dụ mục tiêu dài hạn: Tốt nghiệp thạc sĩ/tiến sĩ và trở thành người truyền cảm hứng hàng đầu được mọi người đón nhận
Bắt đầu với những mục tiêu ngắn hạn và sau đó chuyển sang những mục tiêu dài hạn
Các mục tiêu ngắn hạn thường có xu hướng là những bước đệm cho mục tiêu dài hạn lớn hơn.
Khi đưa ra các câu trả lời, bạn có thể bắt đầu nói trước về những mục tiêu ngắn hạn và lợi ích mà những mục tiêu ngắn hạn đó sẽ mang lại cho công ty. Sau đó chuyển sang những mục tiêu dài hạn. Câu trả lời của bạn nghe có vẻ hợp lý hơn nhiều và kế hoạch của bạn cũng được cân nhắc kỹ lưỡng.
Cách ghi điểm với nhà tuyển dụng bằng mục tiêu nghề nghiệp
Thực sự không có công thức để trả lời đúng câu hỏi “Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?”. Tuy nhiên, có một số mẹo chúng tôi có thể cung cấp cho bạn để đảm bảo câu trả lời của bạn sẽ ghi được điểm và tạo ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng.
Giả sử một trong những mục tiêu của bạn vào lúc này là đạt được chứng chỉ từ một khóa học trực tuyến về kỹ năng viết tiểu thuyết. Đó là một mục tiêu tuyệt vời, nhưng nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí quản lý bán hàng, chứng nhận này sẽ không giúp bạn nhiều trong cuộc phỏng vấn.
Do đó, điều này có nghĩa là câu trả lời về mục tiêu của bạn cho câu hỏi phỏng vấn phải liên quan đến vị trí/công ty bạn đang ứng tuyển và nó có mang lại lợi ích gì cho công ty hay không.
mục tiêu nghề nghiệp phổ biến nhất thường thấy hiện nay
Ngoài hai loại chính là mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, thì mục tiêu nghề nghiệp cũng có thể được sắp xếp thành 4 loại khác nhau tùy thuộc vào trọng tâm của chúng. Để trả lời câu hỏi “Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?”, bạn có thể áp dụng 4 loại mục tiêu sau đây: