Du học Hàn Quốc là cơ hội học tập tốt nhất và phát triển nghề nghiệp trong tương lai của các bạn sinh viên. Tuy nhiên, để việc du học thuận lợi nhất, các bạn sinh viên cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Cụ thể, đi du học Hàn Quốc cần chuẩn bị những gì, các bạn sẽ có câu trả lời trong bài viết của K-edu sau đây.
Đồ dùng vệ sinh cá nhân và dụng cụ học tập
Đồ dùng vệ sinh cá nhân và dụng cụ học tập là những vật dụng bạn cần quan tâm và cũng giải đáp phần nào thắc mắc du học Hàn Quốc cần chuẩn bị những gì. Đối với đồ dùng vệ sinh cá nhân, bạn cần chuẩn bị bàn chải và kem đánh răng, sáp cạo và dao cạo, dầu gội, xà phòng và gel tắm, kem dưỡng da và kem chống nắng. Bạn cũng cần mang theo bình nước tái sử dụng để duy trì sự hydrat hóa hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị dụng cụ học tập gồm sách giáo trình và tài liệu học tập, bút bi, bút màu, giấy viết, bảng ghi chú, máy tính hoặc laptop, sạc và pin dự phòng.
Trước khi du học Hàn Quốc cần chuẩn bị những gì
Khi đi du học, hộ chiếu là một trong những tài liệu quan trọng nhất mà bạn cần phải mang theo. Hộ chiếu phải còn hiệu lực ít nhất 6 tháng tính từ ngày dự kiến rời đi Hàn Quốc. Điều này rất quan trọng để tránh trường hợp bị từ chối lên máy bay hoặc nhập cảnh khi đến nước ngoài. Nếu bạn cần visa để nhập cảnh vào Hàn Quốc, hộ chiếu sẽ được sử dụng để đính kèm visa của bạn. Visa sẽ được đặt trong trang trống của hộ chiếu và cần được giữ cẩn thận. các bạn lưu ý giữ hộ chiếu an toàn khi đi du học. Tránh để hộ chiếu tiếp xúc với nước hoặc độ ẩm và giữ nó trong túi hoặc túi xách của bạn mỗi khi không sử dụng.
Mẫu điền lấy tại nơi làm hộ chiếu
– 6 ảnh nền trắng (ảnh 4×6 chụp hộ chiếu), in khoảng 10 ảnh, 6 ảnh dán vào hồ sơ, những ảnh còn lại để dự phòng.
– Chứng minh nhân dân bản gốc không quá 10 năm kể từ ngày cấp, nếu quá hạn thì phải làm mới lại.
Ảnh thẻ làm hồ sơ yêu cầu kích thước 3.5×4.5 và ảnh thẻ 4×6 chụp trên phông nền trắng. Số lượng ảnh phụ thuộc vào số lượng hồ sơ và yêu cầu của từng trường tại Hàn Quốc.
Các loại giấy tờ liên quan đến trình độ học vấn
– Bằng tốt nghiệp và học bạ THPT được dịch sang tiếng Anh, có công chứng tư pháp, tem của bộ ngoại giao, dấu tím của Đại sứ quán.
– Nếu bạn chưa tốt nghiệp Đại học thì cần giấy xác nhận là sinh viên của trường hoặc thẻ sinh viên photo 2 mặt được dịch sang tiếng Anh, bảng điểm các học kỳ đã học được dịch sang tiếng Anh, có công chứng tư pháp.
– Giấy xác nhận học tập tại trường học cấp cao nhất mà bạn đã từng học (do nhà trường cấp)
Bản kế hoạch học tập du học Hàn
Bạn cần chuẩn bị bản kế hoạch học tập chi tiết, rõ ràng khi du học Hàn Quốc. Đây sẽ là một điểm cộng trong hồ sơ giúp bạn dễ dàng xin visa hơn. Lưu ý là bạn phải tự viết (bằng tiếng Hàn hoặc tiếng Anh) bởi đại sứ quán sẽ không chấp nhận bản dịch. Bản kế hoạch này sẽ bao gồm các mục:
– Lý do vì sao chọn du học Hàn quốc
– Lý do chọn trường Đại học (trường mà các bạn đăng ký)
– Kế hoạch học tập tại trường: Học tiếng hay học lên Đại học. Học chuyên ngành gì và lý do chọn chuyên ngành đó.
– Người chu cấp chi phí học tập sinh hoạt là ai? Bạn dự định đi làm thêm hay không?
– Dự định trong tương lai sau khi hoàn thành việc học tập ở Hàn Quốc.
Ngoài bản kế hoạch học tập thì giấy giới thiệu bản thân bạn cũng phải viết bằng tay, bao gồm:
– Tình trạng cá nhân: Nghề nghiệp, nơi làm việc, quá trình học tập trước đây của bản thân, trình độ tiếng Hàn.
– Hoàn cảnh gia đình: Tuổi tác, nghề nghiệp, nơi làm việc của các thành viên trong gia đình.
– Đưa ra các điểm mạnh, sở trường của bản thân, các hoạt động xã hội, các câu lạc bộ mà bạn đã từng tham gia.
– Sơ yếu lý lịch bản gốc: Ghi rõ tên, tuổi, nghề nghiệp của bố mẹ, có dấu xác nhận của địa phương, ghi rõ ngày ký.
– Tờ khai sơ yếu lý lịch được dịch sang tiếng Anh, có công chứng tư pháp. Đặc biệt, nếu bạn là học sinh làm hồ sơ tại lãnh sự quán Hà Nội hoặc bạn là học sinh tại TP.HCM thì không cần phải có sơ yếu lý lịch.
Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu gia đình, chứng minh nhân dân, sổ đỏ
Các loại giấy tờ tùy thân cần được dịch sang tiếng Anh và có công chứng đầy đủ. Lưu ý: Mỗi loại giấy tờ bạn nên in và công chứng nhiều bản để tránh mất nhiều thời gian.
Giấy chứng minh nghề nghiệp và thu nhập
Với loại giấy tờ này bạn cần dịch sang tiếng anh và có công chứng văn phòng.
Giấy khám sức khỏe là giấy bắt buộc bạn phải có để du học Hàn Quốc thành công. Tuy nhiên, không phải giấy khám sức khỏe ở bệnh viện nào cũng được chấp nhận. Theo đó, bạn phải khám lao phổi tại 2 bệnh viện mà Đại sứ quán Hàn Quốc chỉ định.
Sinh viên muốn du học Hàn Quốc cần chuẩn bị sổ tiết kiệm bản gốc và giấy xác nhận số dư tài khoản. Đây là 1 trong những chi phí du học Hàn Quốc sinh viên cần chuẩn bị. Sổ tiết kiệm phải nộp trước thời gian bạn nộp hồ sơ là 3 tháng. Sổ tiết kiệm có số tiền tối thiểu là 9.000 USD, một số trường yêu cầu sổ tiết kiệm từ 10.000 USD trở lên.
Cam kết bảo lãnh tài chính cho con đi học của bố mẹ cần có chứng thực của địa phương và chữ ký (kèm bản dịch tiếng Anh, có công chứng).
Đồ dùng thiết yếu là 1 trong những thứ không thể thiếu khi đi du học Hàn Quốc. Các bạn có thể tham khảo một số đồ dùng mà chúng tôi đưa ra sau đây.
Quần áo: Bên Hàn có nhiều shop quần áo với các mẫu đa dạng và giá cả thì không quá cao nên, bạn không nên mang quá nhiều quần áo. Các bạn chỉ cần mang những bộ quần áo mình ưa thích là được.
Ổ cắm điện: Đặc biệt, bên Hàn Quốc sử dụng ổ cắm điện tròn nên bạn cần chuẩn bị ổ cắm phù hợp.
Thực phẩm đồ khô và gia vị Việt Nam: Thời gian đầu sang hàn có thể bạn chưa quen với các món ăn bên Hàn nên bạn có thể mang theo các thực phẩm đồ khô và gia vị của Việt Nam.
Thuốc: Các bạn lưu ý mua thuốc bên Hàn sẽ khó khăn và chi phí cao nên bạn cần mang theo các loại thuốc cơ bản như thuốc chữa đau đầu, đau bụng, đau răng.
Một số đồ bạn không nên mang khi đi du học hàn quốc
Ngoài việc quan tâm đến du học Hàn Quốc cần chuẩn bị những gì, bạn cũng cần lưu ý một số đồ tuyệt đối không mang khi đi du học Hàn Quốc.
Trường hợp nếu bạn cố tình mang những đồ vật trên sẽ bị tịch thu, bị phạt hoặc tước hộ chiếu.
Sau khi đọc bài viết này, các bạn đã hiểu rõ du học Hàn Quốc cần chuẩn bị những gì. Từ đó, các bạn có sự chuẩn bị tốt nhất và bắt đầu thực hiện ước mơ du học tại đất nước kim chi.
Hàn Quốc nơi hội tụ những thắng cảnh đẹp, văn hóa phong phú, ẩm thực đa dạng,… là điểm đến ưa thích của du khách trên thế giới. Là đất nước phát triển bậc nhất ở châu Á nhưng vẫn luôn gìn giữ nét đẹp văn hóa, chính vì vậy trước khi đi du lịch Hàn Quốc bạn cần tìm hiểu kỹ và chuẩn bị những điều dưới đây để có chuyến đi tuyệt vời.
Bạn phải xin visa nhập cảnh tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Việt Nam. Chi phí xin visa là 20 USD một người, mất khoảng 4 ngày làm việc. Thời gian lưu trú tối đa 30 ngày và visa có giá trị trong vòng 3 tháng.
- Thủ tục xin visa đi Hàn Quốc gồm các giấy tờ sau:
- Đơn xin cấp visa có dán 1 ảnh 3.5 x 4.5 nền trắng
- Hộ chiếu gốc vẫn còn thời hạn 1 năm trở lên (có thể hỏi lại, có thể là 6 tháng còn hạn).
- Lịch trình du lịch viết bằng tiếng Anh (khuyến khích nên có).
- Bản dịch và công chứng sổ hộ khẩu ra tiếng Anh (khuyến khích nên có).
- Bản dịch và công chứng giấy khai sinh ra tiếng Anh.
- Một bản Photo chứng minh thư.
- Bản dịch và công chứng hợp đồng lao động ra tiếng Anh.
- Dịch và công chứng sao kê bảng lương 3 tháng gần nhất ra tiếng Anh.
- Đơn xin nghỉ phép viết bằng tiếng Anh có chữ ký và con dấu của công ty.
- Bản photo sổ tiết kiệm hoặc ra ngân hàng nơi mở sổ xin 1 giấy xác nhận đã gửi tiết kiệm từ ngày nào đến ngày nào với số tiền bao nhiêu bằng tiếng Anh. Lưu ý là sổ tiết kiệm phải từ 100 triệu trở lên và đã gửi được ít nhất là 3 tháng.
Trường hợp bị gọi phỏng vấn, bạn cũng đừng lo lắng nhiều, cứ tự tin và trả lời mọi câu hỏi theo sự thật.
Mẹo nhỏ dành cho những bạn lo lắng sẽ rớt visa là hãy nhờ đại lý giữ chỗ vé máy bay khứ hồi và xuất hóa đơn trước. Hiện nay, trên một số trang web đặt phòng khách sạn đã cho phép đặt phòng nhưng không cần trả tiền trước. Cách này giúp bạn không mất tiền vé máy bay và khách sạn nếu không đậu visa. Sau khi có visa, bạn quay lại thanh toán vẫn không muộn.
Nếu đi theo nhóm và kinh phí có hạn, thì chọn ở hostel giá rẻ hoặc homestay là tiết kiểm nhất. Có rất nhiều hostel giá rẻ ở ngay khu trung tâm. Một phòng có thể ở nhiều người, ngủ giường tầng. Đặc điểm của loại hostel này là rẻ nhưng vẫn có đầy đủ tiện nghi thiết yếu. Giá phòng một đêm ở khu trung tâm dao động từ 20-25 USD/ người. Tuy nhiên bạn nên đặt phòng qua mạng sớm để có giá tốt này.
Ở homestay vừa an toàn lại tiện nghi. Bạn có cơ hội tìm hiểu về cuộc sống của người Hàn Quốc vì được sống chung với chủ nhà, được ăn sáng theo kiểu Hàn Quốc.
Tùy theo thời điểm khởi hành mà bạn sắp xếp quần áo mang theo cho phù hợp với khí hậu từng mùa ở Hàn Quốc.
Nếu đi du lịch Hàn Quốc vào mùa hè (tháng 6 đến tháng 9): Nhiệt độ lúc này 20 - 30ºC, nắng nhưng không nóng bằng ở Việt Nam. Bạn nên mang theo mũ đội tránh nắng khi đi tham quan ngoài trời. Ở Hàn Quốc mùa này trời hay mưa bất chợt vì vậy bạn nên mang theo ô (loại xếp gọn) đề phòng trường hợp cần dùng.
Mùa Đông ở Hàn Quốc bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3, nhiệt độ ban ngày trung bình từ 5 đến 10ºC, buổi tối nhiệt độ 2 - 3ºC. Với thời tiết như vậy bạn cần trang bị đầy đủ quần áo và các vật dụng giữ ấm, ô che khi có tuyết rơi. Nếu tham gia trượt tuyết bạn nên mặc quần áo thể thao mỏng vì khi vận động người sẽ ấm và được trang bị quần áo dành riêng cho người chơi trượt tuyết.
Trong hầu hết các khách sạn tại Châu Á thường không trang bị bàn chải, kem đánh răng, lược…, để tránh các chi phí này bạn nên chuẩn bị sẵn ở Việt Nam. Thuốc men,phích cắm 2 chân và 3 chân, là những thứ không thể thiếu trong hàng trang đi Hàn Quốc. Giá giặt ủi ở đây tương đối cao bạn nên mang theo bàn ủi, xà phòng để sử dụng khi cần.
Trong hành lý của mình bạn tuyệt đối không nên mang theo các vật dụng nhọn bằng kim loại như dao, kéo, dĩa, thìa. Tránh mua về Việt Nam những mặt hàng tương tự hoặc đồ chơi bạo lực cho trẻ em.
Hành lý gửi máy bay nên có khoá và đề tên trên vali. Mỗi khách được mang miễn cước 5 kg hành lý xách tay + 20 kg hành lý ký gửi.
Bạn có thể đổi tiền Won tại Việt Nam hoặc mang theo đô la Mỹ để đổi tại các quầy đổi tiền, sân bay hoặc ngân hàng tại Hàn Quốc.
Tiền giấy Hàn Quốc có loại 1.000, 5.000 và 10.000 won. Tiền xu có loại 10, 50, 100 và 500 won. Các ngân hàng ở Hàn Quốc thường mở cửa từ 09h30 sáng - 16h30 chiều từ thứ hai đến thứ sáu. Các máy rút tiền hoạt động 24h trong ngày. Hầu hết các cửa hàng lớn, các khách sạn và nhà hàng ở Hàn Quốc đều chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng quốc tế.
Bạn nên mang USD theo dự phòng (seri từ 1995 trở lại đây). Tiền Việt không sử dụng được tại Hàn Quốc. Khi đi mua sắm nên mang theo một máy tính nhỏ.
Sẽ chẵng còn là chuyến tham quan Hàn Quốc nếu bạn bỏ qua những điểm dưới đây.
Khám phá thủ đô Seoul: Là một trong 10 thành phố lớn nhất thế giới nên Seoul có khá nhiều địa điểm du lịch khá lý tưởng như:
Thánh đường Hoàng gia - nơi đặt bài vị của các đế vương được xây dựng từ thế kỷ 14;
Các cung điện Changdeokung, Deoksugung, Gyeongbokgung, Changyeogung - là những cung điện được xây dựng cùng thời kỳ với thánh đường Hoàng gia, đây là những công trình kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của Hàn Quốc;
ngoài ra bạn có thể đến thăm các địa danh như Nadaemun, Giáo đường Minh Động, làng Nam Sơn, bảo tàng truyền thống quốc gia nơi trưng bày, lưu giữ văn hóa, nghệ thuật, món ăn truyền thống, tham quan Công viên Tapgol, Tháp Seoul, Hoa Thành di sản văn hóa thế giới, Incheon nổi tiếng với bãi biển thơ mộng, suối nước nóng, quán bar và những đôi tình nhân,…
Tiềm hiểu kiến trúc Hàn Quốc xưa qua các cố đô: Các địa danh nổi tiếng cho những bạn muốn hoài cổ là thủ phủ Cheyju, thành phố Sogwipo, Chung Mun, Shinjeju, cố đô Kyongju là một trong 10 cố đô vĩ đại của thế giới, hiện nay ở đây còn rất nhiều di tích mang tầm thế giới.
Ở cố đô còn có Chùa Phật Quốc được xây dựng từ thế kỷ thứ 6, tuy bị chiến tranh tàn phá, nhưng ngôi chùa vẫn được bảo tồn nguyên bằng đá, hoặc am đá Kyongju di sản văn hóa thế giới các tượng Phật ở đây được xem là kiệt tác của thế giới mỹ thuật Phật giáo.
Ghé thăm thành phố biển Busan: Nằm ở cực Đông của Hàn Quốc, là thành phố lớn thứ hai của nước này, dân số có trên 4 triệu người. Từ Seoul đến Busan đi máy bay hết 50 phút, tàu và ô tô khoảng 5 tiếng. Busan có tàu điện ngầm đi các nơi trong thành phố.
Là thành phố lớn sầm uất với nhiều điểm tham quan hấp dẫn như chùa Tongdu, chùa Fanyu, công viên núi đầu Rồng hùng vĩ gắn với truyền thuyết núi đầu Rồng đẹp mê hồn giữa một bên là biển khơi, một bên là đất liền.
Thưởng ngoạn thành phố Kamwondo: Nằm về phía Đông Bắc Hàn Quốc nổi tiếng với phong cảnh đẹp, thành phố này có nhiều công viên nổi tiếng như công viên Snowy, công viên Ngũ Đài Sơn, làng nghỉ mát trượt tuyết Long Bình, đài Jing Pu xây dựng từ thế kỷ 14.
Sân bay Incheon cách thủ đô Seoul 70 km. Cách tiết kiệm nhất để đi từ Incheon về Seoul là sử dụng tuyến xe buýt ở sân bay hoặc đi tàu điện ngầm tùy theo sở thích của mình mà bạn có thể lựa chọn.
Xe buýt: Tùy mỗi chặng mà giá tiền khác nhau. Thông thường dao động từ 10.000 đến 15.000 won (khoảng 10 - 15 USD). Tuy nhiên bạn chỉ nên chọn đi xe buýt khi khách sạn của bạn nằm trên tuyến xe buýt chạy. Xe buýt ở đây hoạt động từ 5h đến 23h.
Nếu bạn đáp chuyến bay khuya thì nên ngủ lại phòng tắm hơi ở sân bay một đêm, hôm sau bắt chuyến sớm về Seoul. Tại phòng tắm hơi có dịch vụ giữ hành lý miễn phí, an toàn, đầy đủ tiện nghi cho bạn nghỉ ngơi.
Tàu điện ngầm: Tốn thời gian hơn, bạn phải chuyển trạm ở nhiều nơi và phải đi bộ nhiều, hành lý cồng kềnh. Tuy nhiên giá vé tàu rất rẻ. Chỉ nên đi tàu khi hành lý gọn gàng, dễ di chuyển.
Nên mua một thẻ T-money, loại thẻ tương tự như thẻ ATM, chỉ cần nạp tiền ở những máy nạp tiền công cộng ngay trạm tàu điện ngầm là bạn có thể sử dụng T-money để thanh toán các dịch vụ như đi tàu điện ngầm, taxi, xe buýt, thậm chí trả tiền ở một số cửa hàng, tiệm ăn. Loại thẻ này không có thời hạn. Bạn có thể để dành cho chuyến đi sau.
Ẩm thực Hàn Quốc mang đậm nét văn hóa truyền thống, được chế biến cầu kỳ và vô cũng phong phú. Trong một chuyến đi du lịch Hàn Quốc không thể giúp bạn thưởng thức và tìm hiểu hết nét đẹp trong ẩm thực nơi đây, tuy nhiên bạn nhất định phải thưởng thức những món ăn đặc trưng của xứ sở kim chi sau đây nhé.
Cơm trộn- nghệ thuật pha trộn màu sắc: Thông thường một tô cơm bibimbap phải có ít nhất từ 6 đến 7 món trở lên: màu trắng của cơm, màu vàng của trứng, màu xanh của rau, màu nâu của thịt…
Các loại rau thường là dưa chuột được thái nhỏ, cà rốt, rau bina, giá đã được thái chỉ, cũng có thể thêm một chút rau diếp, trứng thì được tráng qua hoặc rán chín cùng với thịt (thường là thịt bò) được ướp gia vị đã xắt nhỏ, tất cả những thức ăn này sẽ được trộn thật đều cùng với nước xốt làm từ ớt trước khi ăn.
Gimbap – Cơm cuốn lá rong biển: Tên gọi của món ăn rất đơn giản, cơm gói trong lá rong biển. Về hình dạng, Gimbap “có vẻ” giống món Sushi, nhưng để ý thêm bạn sẽ thấy, Gimbap thường to hơn vì bên trong, “nhân” gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau.
Gimbap cũng được cắt khoanh tròn với độ dày mỏng hơn so với Sushi. Nếu như cùng chiều dài của một tấm rong biển, Sushi được cắt đều làm 6 khoanh, thì Gimbap có thể được cắt thành 12 khoanh hoặc hơn.
Hobakjuk: Nếu đi du lịch Hàn Quốc vào mùa hè thì món mì lạnh là lựa chọn lý tưởng. Mì lạnh thường được dùng trong bát lớn, có mùi nồng, vị thanh thanh ngọt mát như làm tan biến bầu không khí oi bức.
Tuy nhiên, không phải là không dùng được mì lạnh vào mùa lạnh, bạn vẫn có thể thay nước dùng thịt bằng nước kim chi và để món mì ngon hơn bạn nên cân bằng giữa nước kim chi với nước dùng.
Samgyetang – Gà tần sâm: Hằng năm, trong lịch của người Hàn có ba ngày nóng nhất trong mùa hè, được gọi là Chobok, Jungbok, Malbok. Trong những ngày này, món ăn có thể khiến cho người dân xếp hàng dài trước cửa hàng mặc cho trời nóng như đổ lửa chính là món giải nhiệt, thanh mát cơ thể – gà tần sâm (samgyetang).
Gà hầm sâm truyền thống trở thành món ăn bổ dưỡng, tiếp thêm sinh lực vào mùa hè ở xứ sở kim chi. Ở những nhà hàng samgyetang địa phương nổi tiếng, tô gà tần sâm còn được dọn kèm với rượu sâm để thực khách nhâm nhi giải khát.
Soondubu jjigae – Đậu phụ hầm cay: Sindubu-jjigae là món đậu phụ hầm với sò trong nước dùng cay. Đậu phụ mềm được làm bằng đậu nành ngâm nước, được mệnh danh là “thịt bò trong vườn rau”. Nó rất mềm và có vị đặc trưng.
Ngoài ra khi ăn uống ở Hàn Quốc bạn cần chú ý những điều dưới đây:
- Người Hàn Quốc thường không bưng bát cơm mà đặt bát cơm xuống bàn và dùng đũa, thìa để xúc thức ăn. Bát cơm ở Hàn thường được làm bắt sắt để giữ nhiệt nên rất nóng, vì vậy khi cầm bạn phải chú ý kẻo bị bỏng.
- Tuyệt đối không cắm đũa vào bát ăn cơm khi đưa cho ai vì người ta sẽ hiểu là bạn đang nguyền rủa họ. Việc cắm đũa vào bát cơm giống như là bát cơm cúng.
- Không để thìa úp xuống, bao giờ cũng phải để thìa ngửa trên bàn. Không gác hay đặt đũa hoặc thìa lên trên bát. Chú ý không để đũa và thìa va vào bát gây nên tiếng động.
- Khi nhai không để phát ra tiếng.
- Sau khi ăn xong, để đũa và thìa ngay ngắn vào vị trí ban đầu.
- Người Hàn Quốc ít nói chuyện khi ăn. Một bộ phận người Hàn Quốc quan niệm rằng nói chuyện khi ăn là bất lịch sự, không tôn trọng quyền cá nhân của người đối diện.
- Khi dùng bữa với người lớn: Để họ ngồi phía trong, cách xa cửa ra vào. Giữ tư thế ngồi ngay ngắn trước mặt người lớn. Đợi người lớn cầm đũa lên trước sau đó mới cầm đũa lên. Nên giữ tốc độ ăn bằng người lớn.
- Nếu muốn rót mời rượu người khác thì phải đợi người đó uống cạn cốc rượu mới được rót tiếp.
- Rót rượu và cầm chén phải dùng hai tay.
Trên đây là những chia sẻ về những điều cần chuẩn bị trước khi đi du lịch Hàn Quốc, hy vọng sẽ giúp bạn sẵn sàng hơn trong chuyến đi Hàn Quốc sắp tới. Nếu bạn còn nhiều băn khoăn và chưa thể đi du lịch Hàn Quốc tự túc hãy đăng ký với Cholontourist, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn một chuyến đi tuyệt vời.