Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP thì mức hưởng trợ cấp người cao tuổi năm 2024 được tính theo công thức:
Bao nhiêu tuổi được lãnh tiền người cao tuổi 2024?
Tiền người cao tuổi hay còn gọi là trợ cấp người cao tuổi có thể hiểu là chính sách trợ giúp xã hội nhằm hỗ trợ tài chính cho người cao tuổi thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định pháp luật.
Theo Điều 2 Luật người cao tuổi 2009 quy định như sau:
Theo đó, người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
Đồng thời căn cứ theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Theo đó, người cao tuổi từ đủ 60 tuổi trở lên đáp ứng điều kiện sau sẽ được hưởng trợ cấp người cao tuổi:
(1) Thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
(2) Thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
(3) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện (1) đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
(4) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện (1) mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
Bao nhiêu tuổi được lãnh tiền người cao tuổi 2024? Mức trợ cấp người cao tuổi năm 2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị trợ cấp người cao tuổi hàng tháng bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 20/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo như quy định trên, hồ sơ đề nghị trợ cấp người cao tuổi hàng tháng bao gồm
- Mẫu tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội mẫu số 1d ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP
Mẫu tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội mẫu số 1d ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP có dạng như sau:
Chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội tại Lạng Sơn. Ảnh: Ngọc Yến.
Hơn 10 triệu người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp xã hội
Theo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi (NCT), chiếm trên 16% dân số. Trong đó, khoảng 2,6 triệu người từ 80 tuổi (chiếm 15,9% tổng số NCT ), 10,3 triệu NCT sống ở nông thôn (chiếm 64%). Tuổi thọ bình quân chung là 73,6 tuổi (nam 71 tuổi, nữ 76,4 tuổi). Trong số này mới có khoảng 5,4 triệu NCT được hưởng chính sách về lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hàng tháng, trợ cấp người có công, và trợ cấp xã hội. Như vậy, vẫn còn hàng triệu NCT nằm ngoài lưới an sinh và chưa được hưởng chính sách trợ cấp nào... Trong khi đó, công tác chăm sóc sức khỏe cho NCT còn những hạn chế. Khoảng 5% NCT từ 60 –80 tuổi không thuộc hộ nghèo, cận nghèo, không có lương hưu, trợ cấp xã hội và cũng không hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Tại nhiều tỉnh, thành phố còn khó khăn trong việc bố trí nguồn kinh phí thực hiện khám chữa bệnh định kỳ tại cơ sở cho NCT. Đời sống của một bộ phận NCT còn khó khăn, đặc biệt NCT ở vùng sâu, vùng xa...
Hiện nay, vẫn còn khoảng 65% NCT ở Việt Nam chưa được hưởng chính sách trợ giúp xã hội của Nhà nước. Vì thế, họ phải sống dựa vào nguồn tiết kiệm (nếu có), hoặc dựa vào con cái, người thân, hoặc tiếp tục làm việc với mức thu nhập thấp.
Xuất phát từ thực tế trên, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7/2025, trong đó có nhiều điểm mới quan trọng liên quan đến chính sách an sinh xã hội, cụ thể là chế độ trợ cấp hưu trí xã hội. Theo đó, tại Điều 21 đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, quy định, công dân Việt Nam được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi có đủ các điều kiện, bao gồm: từ đủ 75 tuổi trở lên; không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ; có văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Công dân Việt Nam từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đáp ứng đủ các điều kiện (không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hàng tháng; có văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội) thì được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Theo Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ năm 2002 đến nay, Chính phủ đã nhiều lần ban hành độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội, nâng mức trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi, đó là: Nghị định số 30 ngày 26/3/2002 quy định người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên được hưởng trợ cấp xã hội; Nghị định số 67 ngày 13/4/2007 quy định người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp xã hội; Nghị định số 06 ngày 14/1/2011 quy định giảm độ tuổi người cao tuổi (không có lương hưu, trợ cấp xã hội của Nhà nước) xuống còn từ đủ 80 tuổi.
Ngày 15/3/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 20 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Trong đó quy định mở rộng đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là người cao tuổi từ 75 đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sống tại các địa bàn xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.
“Việc giảm độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội và mở rộng đối tượng hưởng chính sách này là một sự cố gắng lớn của Chính phủ trong bối cảnh khả năng bố trí ngân sách thực hiện còn nhiều khó khăn” - Bộ LĐTBXH khẳng định.
Trước đó, lý giải về đề xuất mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 1/7/2024 là 500.000 đồng/tháng, Bộ LĐTBXH cho rằng, sẽ bảo đảm thực hiện lộ trình tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội trong mối tương quan với các chính sách xã hội khác, sự công bằng giữa các nhóm đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không để bỏ sót đối tượng; không ai bị bỏ lại phía sau. Đồng thời, phù hợp với mức bố trí ngân sách bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời đáp ứng được mức sống tối thiểu cho đối tượng bảo trợ xã hội.