Tại Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường dự bị đại học (Quy chế) ban hành kèm theo Thông tư 24/2011/TT-BGDĐT quy định:

Hiệu trưởng trường dự bị đại học có trách nhiệm gì về tổ chức và nhân sự?

Theo khoản 1 Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 24/2011/TT-BGDĐT về tổ chức và nhân sự trách nhiệm của Hiệu trưởng trường dự bị đại học như sau:

- Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên; tổ chức việc bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và tạo điều kiện cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các sinh hoạt đoàn thể và hoạt động xã hội;

- Tổ chức thi tuyển giáo viên, cán bộ, nhân viên; quyết định việc tiếp nhận, chuyển ngạch các chức danh theo quy định của Nhà nước. Ký quyết định tuyển dụng, cho thôi việc và thuyên chuyển công tác đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện Quy chế dân chủ trong các hoạt động của trường;

- Bảo đảm quyền lợi người học theo quy định của Quy chế này và quy định hiện hành;

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về các mặt hoạt động của trường;

- Thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật theo quy định của Nhà nước;

- Đảm bảo trật tự, an ninh và an toàn trong trường;

- Tham gia hội đồng Hiệu trưởng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giới thiệu về Ngành Kỹ thuật môi trường, Đại học Xây Dựng

1. Giới thiệu ngành đào tạo, thời gian đào tạo, cấp bằng

- Khoa Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng là đơn vị đầu tiên trong hệ thống các cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo kỹ sư trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng và kỹ thuật môi trường từ năm 1966.

- Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Môi trường được thiết kế theo cách tiếp cận CDIO với việc tích hợp kiến thức - kỹ năng giúp sinh viên phát triển toàn diện các kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp; chú trọng giáo dục kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên và kỹ thuật vững chắc trong bối cảnh thực hành lên ý tưởng - thiết kế - triển khai - vận hành (C-D-I-O) sản phẩm và hệ thống thực tế phục vụ cho nhu cầu xã hội như thiết kế, xây dựng và vận hành hệ thống xử lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường, bao gồm: công nghệ xử lý nước cấp và nước thải, tái sử dụng nước và quản lý bền vững tài nguyên nước; xử lý khí thải và kiểm soát ô nhiễm không khí; quản lý chất lượng không khí; xử lý và quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại; thu hồi và sử dụng bền vững tài nguyên hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, nâng cao sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững.

Sinh viên đi thực tập, tham quan thực tế

1.2. Thời gian đào tạo và cấp bằng

- Kỹ sư (tương đương trình độ thạc sĩ: 5 ÷ 5,5 năm)

2. Kiến thức, kỹ năng đạt được sau khi tốt nghiệp

- Ứng dụng các kiến thức cốt lõi về khoa học tự nhiên, giải pháp kỹ thuật và quản lý, các kỹ năng nghề nghiệp để giải quyết các vấn đề môi trường.

- Có năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, vận hành các công trình, công nghệ, hệ thống kỹ thuật phức tạp trong lĩnh vực kỹ thuật môi trường như xử lý nước cấp và nước thải, xử lý và kiểm soát ô nhiễm không khí, quản lý và xử lý chất thải rắn.

Tham gia các hoạt động tình nguyện, hiến máu nhân đạo

- Có kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp, giao tiếp, làm việc nhóm, trình độ ngoại ngữ, có khả năng viết và giao tiếp chuyên nghiệp; có năng lực sáng tạo và phát minh tiên tiến đảm bảo làm việc hiệu quả trong bối cảnh xã hội năng động, môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa, đa quốc gia.

- Có hiểu biết về kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật phù hợp, có khả năng và mong muốn cam kết thực hiện có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội, học tập suốt đời để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội và cộng đồng.

- Có năng lực tự học và phát triển không ngừng, khả năng thích nghi nhanh để phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật môi trường và các lĩnh vực chuyên môn có liên quan.

3. Cơ hội học bổng và hỗ trợ học tập

- Quỹ học bổng sinh viên khoa Kỹ thuật Môi trường cho sinh viên đạt các thành tích xuất sắc trong học tập và hoạt động phong trào, sinh viên vượt khó.

- Quỹ học bổng của các doanh nghiệp, công ty đối tác: Công ty Phú Điền, Công ty Daikin, Panasonic Vietnam, Công ty Inno, Công ty Nhựa Minh Hùng

- Chương trình trao đổi sinh viên với các trường đại học quốc tế với học bổng toàn phần (2 tuần, 1 tháng, 6 tháng, hoặc 1 năm): chương trình Erasmus+ với các trường đại học ở châu Âu (EU), chương trình Sakura (Nhật Bản), các khóa học mùa hè (summer schools).

- Cơ hội thực tập kỹ năng nghề tại các công ty tư vấn thiết kế, thi công và kinh doanh, các tổ chức và cơ quan phát triển quốc tế trong lĩnh vực kỹ thuật và quản lý môi trường.

Tham gia biểu diễn văn nghệ trong các sự kiện của Khoa, Trường...

- Sinh viên ngành Kỹ thuật Môi trường sau khi tốt nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực như quy hoạch, tư vấn thiết kế, vận hành và quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật thu gom, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, viện nghiên cứu và trường đại học.

- Có thể khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực hạ tầng môi trường, thúc đẩy cải tiến và ứng dụng công nghệ mới phù hợp với các xu thế và bối cảnh kinh tế xã hội của đất nước

- Có thể trở thành các chuyên gia, lãnh đạo trong cơ quan quản lý, doanh nghiệp, viện nghiên cứu và cơ sở đào tạo, hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật môi trường.

5. Cơ hội học tập bậc sau đại học

Với nền tảng kiến thức chuyên ngành chắc chắn, người học sau tốt nghiệp có thể tiếp tục học tập để theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy trong các lĩnh vực liên quan. Họ có thể làm việc trong các lĩnh vực yêu cầu kiến thức nâng cao về kỹ thuật môi trường hoặc học tập sau đại học như chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Kỹ thuật Môi trường, Kỹ thuật Cấp thoát nước, Quản lý môi trường, Quản lý đô thị tại Trường Đại học Xây dựng hay ở các cơ sở đào tạo đại học trong nước và quốc tế.

6. Liên hệ: Khoa Kỹ thuật Môi trường

Địa chỉ: Phòng 316, nhà A1 - Trường Đại học Xây dựng

Fan Page: https://www.facebook.com/moitruongnuce

Hoặc liên hệ trực tiếp với: PGS.TS. Nguyễn Đức Lượng

Phó Trưởng khoa Kỹ thuật Môi trường

Điện thoại di động: 0986 071 182

Nguồn: Tuyển Sinh Đại học Xây dựng

Thêm bài hát vào playlist thành công

Hiệu trưởng trường dự bị đại học có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?

Căn cứ Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 24/2011/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 41/2013/TT-BGDĐT quy định như sau:

Như vậy, nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường dự bị đại học là 5 năm. Hiệu trưởng trường dự bị đại học không giữ chức quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.