Hàng nông sản có chịu thuế GTGT không? Mức thuế suất hàng nông sản, thuế GTGT đối với sản phẩm chăn nuôi? Xuất khẩu nông sản có chịu thuế không?... Anpha sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết tại bài viết này. Xem ngay!

III. Các câu hỏi thường gặp về thuế suất, thuế GTGT đối với hàng nông sản

1. Những mặt hàng nông sản nào được áp dụng mức thuế suất 0%?

Mức thuế suất 0% được áp dụng đối với các sản phẩm nông sản xuất khẩu ra nước ngoài và khu phi thuế quan.

2. Những đối tượng nông sản nào không chịu thuế GTGT?

Các sản phẩm thu được từ trồng trọt (bao gồm cả những sản phẩm thu được từ rừng trồng), chăn nuôi, thủy hải sản tự nuôi trồng hoặc đánh bắt được chưa qua chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế làm sạch, bảo quản thông thường của tổ chức, cá nhân tự đánh bắt, sản xuất bán ra và ở khâu nhập khẩu.

3. Hàng hóa nông sản nào không phải kê khai tính thuế GTGT?

Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế theo phương pháp khấu trừ mua các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ sơ chế về bán cho các doanh nghiệp, hợp tác xã khác (ở khâu kinh doanh thương mại) không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.

Nguyễn Hằng - Phòng Kế toán Anpha

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực có trình độ cao. Đây là ngành học tiềm năng, mang lại cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cũng như cơ hội khởi nghiệp kinh doanh cho các bạn trẻ.

Chương trình đào tạo ngành Nuôi trồng thủy sản

Thực tế ngành Nuôi trồng thủy sản bao gồm rất nhiều lĩnh vực trong thủy sản như: nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý hoạt động thủy hải sản, bệnh học thủy sản… Trong quá trình học tại trường, sinh viên được trang bị kiến thức chuyên môn về thiết kế, tổ chức, quản lý các hoạt động nuôi trồng thủy sản, tham gia nghiên cứu cải tiến công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm mới, tư vấn kỹ thuật về hoạch định phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững; cung cấp dịch vụ và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản.

Bên cạnh đó, sinh viên theo học ngành này được trang bị kỹ năng mềm (kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý bản thân…) và kỹ năng chuyên môn như: kỹ năng thực hiện các thao tác trong sản xuất giống, ương nuôi, quản lý môi trường và sức khỏe động vật thủy sản; vận dụng phương pháp và dữ liệu thích hợp để phục vụ hoạt động nghiên cứu, sản xuất thủy sản; tư vấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống, ương nuôi động vật thủy sản, kinh doanh và quản lý trong lĩnh vực thủy sản đạt hiệu quả cao.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Nuôi trồng thủy sản ra làm những công việc gì?

Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành có nhu cần rất lớn về nguồn nhân lực (Ảnh: Internet)

Người học sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành Nuôi trồng thuỷ sản có thể làm việc tại các vị trí:

– Cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn… và các bộ, sở, ban ngành liên quan.

– Giảng viên, nghiên cứu viên trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, viện, trung tâm nghiên cứu: Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản, Viện Khoa học Nông nghiệp, Viện Hải dương học, Viện di truyền…

– Nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất thức ăn thuỷ sản, sản xuất và chế biến thuỷ hải sản.

– Làm chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản.

Một tiết thực hành của sinh viên ngành Nuôi trồng thủy sản

Theo học ngành Nuôi trồng thủy sản, sinh viên được thực hành thực tập, rèn nghề tại các công ty có uy tín, được tham gia nghiên cứu khoa học với các giảng viên, chuyên gia giàu kinh nghiệm, được tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và tình nguyện vì cộng đồng, tham gia trao đổi, học tập tại nước ngoài như Israel, Thái Lan, Trung Quốc…, có cơ hội nhận được học bổng tài năng, học bổng vượt khó với tổng giá trị lên đến 30 tỷ đồng/1 năm.

Bên cạnh đó, sinh viên khoa Thủy sản nói riêng cũng như sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam nói chung được đặc biệt chú trọng trang bị thêm những kỹ năng mềm bên cạnh kiến thức và kỹ năng chuyên ngành. Học viện thường xuyên tổ chức các lớp học kỹ năng mềm, hoạt động ngoại khóa, seminar… để sinh viên có cơ hội “hòa mình” và trải nghiệm quãng thời gian tuyệt vời khi được ngồi trên ghế giảng đường đại học.

Ngoài ra, sinh viên theo học ngành Nuôi trồng thủy sản sẽ được thực hành trong phòng thí nghiệm, phòng thực hành hiện đại, trang thiết bị tiên tiến để hoàn thiện kiến thức, kỹ năng chuyên môn. Đây cũng là cơ sở quan trọng để sinh viên sau khi ra trường có thể tự tin tìm việc và làm tốt công việc được giao.

Nếu bạn yêu thích ngành Nuôi trồng thủy sản và mong muốn học tập tại ngôi trường có bề dày truyền thống lịch sử này, hãy nhanh tay đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam:

– Xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Điện thoại: 024 6261 7578, 0961 926 639, 0961 926 939

Facebook: www.facebook.com/tuyensinhvnua.edu.vn

Nuôi trồng thủy sản là hoạt động của con người đem con giống (tự nhiên hoặc nhân tạo) thả vào môi trường nuôi (ao nuôi hoặc thiết bị nuôi như lồng, bè...) và đối tượng nuôi được sở hữu trong suốt quá trình nuôi.[1][2]

Sản phẩm của nuôi trồng thủy hải sản bao gồm:

Nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ (Aquaculture, backyard) là loại hình nuôi trồng theo sở thích, sản phẩm tự tiêu thụ hay để bán, sử dụng nguồn lực tự có, là “sân sau” với nguồn nước và năng lượng tự có.

Nuôi trồng thủy sản nước lợ (Aquaculture, brackishwater) là hình thức nuôi các đối tượng thủy sản trên vùng nước lợ.

Nuôi trồng thủy sản bằng nguồn giống khác thác tự nhiên (Aquaculture, capture-based) là hình thức thu gom “giống” ở ngoài tự nhiên từ các giai đoạn con non đến con trưởng thành, sau đó nuôi tiếp đến cỡ thương phẩm với việc sử dụng các kỹ thuật nuôi.

Nuôi trồng thủy sản thương mại (Aquaculture, commercial) là những cơ sở nuôi trồng thủy sản với mục đích thu được lợi nhuận tối đa. Nuôi thương mại được người sản xuất thực hiện ở cả quy mô lớn và nhỏ, tham gia tích cực vào thị trường tiêu thụ sản phẩm, đầu tư kinh doanh (bao gồm cả tài chính và lao động) và tham gia vào bán các sản phẩm của họ ngoài trang trại.

Nuôi trồng thủy sản quảng canh (Aquaculture, extensive). Hệ thống sản xuất này được đặc trưng bởi: mức độ kiểm soát thấp (về môi trường, dinh dưỡng, địch hại, cạnh tranh, tác nhân gây bệnh); chi phí sản xuất thấp, công nghệ thấp, và hiệu quả sản xuất thấp (năng suất không quá 500 kg/ha/năm); phụ thuộc nhiều vào khí hậu và chất lượng nước địa phương; sử dụng thủy vực tự nhiên (ví dụ đầm phá, vịnh, vũng) và thường không xác định rõ các đối tượng nuôi.

Nuôi trồng thủy sản cao sản (Aquaculture, hyper-intensive) là hình thức nuôi thâm canh, có năng suất cao, đạt trên 200 tấn/ha/năm, sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp có đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của loài, thả giống ương từ các trại sản xuất giống, không sử dụng phân bón, kiểm soát hoàn toàn địch hại và trộm cắp, có chế độ kiểm tra và điều phối cao, thường xuyên cung cấp nước tự chảy hay bơm, hoặc nuôi trong lồng, sử dụng máy sục khí và thay nước hoàn toàn, tăng cường kiểm soát chất lượng nước cấp trong hệ thống ao, lồng, bể và mương xây nước chảy.

Nuôi trồng thủy sản kết hợp (integrated) là hệ thống nuôi trồng thủy sản chung nguồn nước, thức ăn, quản lý... với các hoạt động khác, thường là với nông nghiệp, nông-công nghiệp, cơ sở hạ tầng khác như nước thải, nhà máy điện...

Nuôi trồng trên biển (marine water) là hình thức nuôi từ khi bắt đầu thả giống đến khi thu hoạch sản phẩm đều được thực hiện ở trên biển; ở giai đoạn sớm trong vòng đời của các loài nuôi này có thể ở nước ngọt hoặc nước mặn.

Nuôi quảng canh cải tiến: nuôi trong một diện tích rộng, có bổ sung thêm giống, thức ăn, cải tạo dọn các bãi nhỏ, trông coi, bảo vệ thu hoạch.